KENFOX IP & Law Office > CÂU HỎI THƯỜNG GẶP  > Việt Nam  > Kiểu dáng công nghiệp > Kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam được thẩm định như thế nào?

Kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam được thẩm định như thế nào?

Kiểu dáng công nghiệp là một đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp. Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bề ngoài của sản phẩm. Để kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ độc quyền, kiểu dáng đó phải đáp ứng 3 điều kiện: (i) tính mới; (ii) tính sáng tạo và (iii) khả năng áp dụng công nghiệp.

 

“Tính mới” của kiểu dáng công nghiệp là một điều kiện khắt khe phải đáp ứng. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam sai lầm khi tung sản phẩm ra thị trường để quảng bá, chào bán sản phẩm, rồi mới đi đăng ký. Khác với nhãn hiệu, để đăng ký độc quyền kiểu dáng công nghiệp, bạn phải giữ bí mật cho mọi thông tin, hình ảnh liên quan đến kiểu dáng công nghiệp của mình cho đến khi bạn nộp đơn đăng ký tại Cục Sở hữu Trí tuệ. Nếu bạn bộc lộ kiểu dáng công nghiệp ra công chúng bằng bất kỳ phương tiện nào, kiểu dáng của bạn bị coi là mất tính mới và sẽ không được bảo hộ.

 

KENFOX IP & Law Office cung cấp tới các bạn Quy chế thẩm định kiểu dáng mới nhất được Cục Sở hữu trí tuệ ban hành ngày 16/5/2022.

 

Quy chế thẩm định kiểu dáng công nghiệp ngày 16/5/2022 thay thế cho Quy chế thẩm định kiểu dáng công nghiệp ngày 08/12/2009. Quy chế thẩm định kiểu dáng công nghiệp ngày 16/5/2022 gồm 6 chương, 74 điều như sau:

 

Chương I: QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Nội dung Quy chế
Điều 2: Giải thích từ ngữ

Chương II: THẨM ĐỊNH HÌNH THỨC

Điều 3: Mục đích, nội dung của việc thẩm định hình thức
Điều 4: Kiểm tra các tài liệu phải có trong đơn
Điều 5: Kiểm tra các yêu cầu về hình thức trình bày của các tài liệu có trong đơn
Điều 6: Xác định chủ đơn, tác giả
Điều 7: Đánh giá quyền đăng ký hợp pháp của chủ đơn
Điều 8: Đánh giá sự phù hợp về cách thức nộp đơn
Điều 9: Kiểm tra giấy ủy quyền nếu đơn được nộp thông qua đại diện của chủ đơn
Điều 10: Đánh giá sự phù hợp của đối tượng đăng ký đối với yêu cầu cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp
Điều 11: Đánh giá sự bộc lộ đầy đủ của đối tượng đăng ký
Điều 12: Đánh giá sơ bộ về tính thống nhất của đơn
Điều 13: Đánh giá yêu cầu hưởng quyền ưu tiên
Điều 14: Kiểm tra phí và lệ phí
Điều 15: Các thiếu sót không ảnh hưởng đến tính hợp lệ của đơn nhưng người nộp đơn phải khắc phục trong giai đoạn thẩm định nội dung
Điều 16: Các thiếu sót khiến đơn chưa được chấp nhận đơn hợp lệ và người nộp đơn phải khắc phục để đơn được chấp nhận đơn hợp lệ
Điều 17: Các loại thiếu sót khiến đơn không được chấp nhận đơn hợp lệ
Điều 18: Thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn
Điều 19: Gia hạn nộp tài liệu phúc đáp
Điều 20: Xác định quyền ưu tiên
Điều 21: Xác định ngày nộp đơn
Điều 22: Xác định chỉ số phân loại kiểu dáng công nghiệp
Điều 23: Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ
Điều 24: Quyết định từ chối chấp nhận đơn
Điều 25: Thời hạn thẩm định hình thức
Điều 26: Nguyên tắc lập thông báo trong giai đoạn thẩm định hình thức
Điều 27: Xử lý đơn khi kết thúc thẩm định hình thức

Chương III: THẨM ĐỊNH NỘI DUNG

Điều 28: Mục đích, nội dung của việc thẩm định nội dung
Điều 29: Đơn được thẩm định nội dung
Điều 30: Kiểm tra nội dung các tài liệu thể hiện bản chất của đối tượng nêu trong đơn
Điều 31: Phân tích bản chất đối tượng nêu trong đơn
Điều 32: Xác định đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn
Điều 33: Yêu cầu sửa chữa thiếu sót, giải thích nội dung đơn, cung cấp thông tin
Điều 34: Thông báo thiếu sót, yêu cầu giải thích nội dung đơn, yêu cầu cung cấp thông tin
Điều 35: Xử lý yêu cầu rút đơn
Điều 36: Đánh giá khả năng áp dụng công nghiệp
Điều 37: Tra cứu thông tin kiểu dáng công nghiệp
Điều 38: Cách thức tiến hành tra cứu thông tin
Điều 39: Đánh giá kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn với các kiểu dáng công nghiệp tương tự tìm được
Điều 40: Báo cáo tra cứu
Điều 41: Xử lý ý kiến của người thứ ba
Điều 42: Nguyên tắc đánh giá sự khác biệt của kiểu dáng công nghiệp
Điều 43: Kết luận về tính mới của kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn
Điều 44: Cơ sở để đánh giá tính sáng tạo
Điều 45: Đánh giá tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn
Điều 46: Kiểm tra nguyên tắc nộp đơn đầu tiên của kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn
Điều 47: Đánh giá tính thống nhất của đơn
Điều 48: Kết luận về khả năng không đáp ứng điều kiện bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn
Điều 49: Kiểm tra tài liệu bổ sung, sửa đổi
Điều 50: Xử lý đơn sau kết luận đơn không phù hợp với yêu cầu cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp (sau thông báo yêu cầu giải thích nội dung đơn hoặc thông báo thiếu sót nội dung đơn)
Điều 51: Xử lý đơn sau kết luận đơn không đáp ứng điều kiện bảo hộ (sau thông báo kết quả thẩm định nội dung)
Điều 52: Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Điều 53: Quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ
Điều 54: Nguyên tắc xử lý đơn trong giai đoạn thẩm định nội dung
Điều 55: Chuẩn bị hồ sơ đơn trình cấp văn bằng bảo hộ
Điều 56: Chuẩn bị hồ sơ đơn bị rút bỏ hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ
Điều 57: Thời hạn thẩm định nội dung
Điều 58: Xử lý đơn sau giai đoạn thẩm định nội dung
Điều 59: Thẩm định lại đơn kiểu dáng công nghiệp

Chương IV: THẨM ĐỊNH ĐƠN YÊU CẦU GHI NHẬN SỬA ĐỔI, CHUYỂN NHƯỢNG

Điều 60: Quy trình thẩm định
Điều 61: Trình tự thẩm định
Điều 62: Thẩm định sau khi người nộp đơn trả lời
Điều 63: Đơn yêu cầu ghi nhận sửa đổi tên, quốc tịch và/hoặc địa chỉ của chủ đơn, tác giả
Điều 64: Đơn yêu cầu ghi nhận bổ sung hoặc loại bỏ tác giả
Điều 65: Đơn yêu cầu ghi nhận thay đổi, ghi nhận hoặc chấm dứt đại diện sở hữu công nghiệp
Điều 66: Đơn yêu cầu bổ sung phương án
Điều 67: Đơn yêu cầu ghi nhận sửa đổi/bổ sung các nội dung khác
Điều 68: Đơn yêu cầu ghi nhận chuyển nhượng
Điều 69: Trách nhiệm của các vị trí trong quy trình thẩm định đơn yêu cầu sửa đổi, chuyển nhượng

Chương V: MỘT SỐ QUY ĐỊNH KHÁC

Điều 70: Quản lý hồ sơ đơn, giao nhận hồ sơ đơn
Điều 71: Trách nhiệm của thẩm định viên kiểu dáng công nghiệp
Điều 72: Trách nhiệm của Giám đốc Trung tâm Thẩm định Kiểu dáng công nghiệp
Điều 73. Trách nhiệm phối hợp giữa các đơn vị trực thuộc Cục

Chương VI: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 74. Điều khoản thi hành