KENFOX IP & Law Office > Bài viết nổi bật  > Trà sữa “DING TEA” đã thắng cuộc chiến thương hiệu tại Campuchia như thế nào?

Trà sữa “DING TEA” đã thắng cuộc chiến thương hiệu tại Campuchia như thế nào?

Tải về

[Giới thiệu] 

1. Campuchia là thị trường mới nổi, thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài rất lớn tại Đông Nam Á. Mỗi năm, có hàng chục ngàn đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp tại đây thông qua hệ thống Madrid hay nộp đơn trực tiếp, chưa kể có hàng triệu nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ đang nằm trong đăng bạ quốc gia. Do vậy, đăng ký nhãn hiệu thành công tại Campuchia là không hề đơn giản, do rất dễ vướng vào/bị cho là tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu có trước, chưa kể tình trạng, nhiều đơn đăng ký nhãn hiệu bị thẩm định viên từ chối khắt khe một cách cứng nhắc, mà nếu không nhờ các luật sư SHTT có kinh nghiệm thực tiễn phong phú, chủ doanh nghiệp sẽ không thể gia nhập thị trường, đơn giản vì, nhãn hiệu của họ đã bị từ chối bảo hộ.

2. Nhãn hiệu xin đăng ký của bạn có thể bị thẩm định viên từ chối bảo hộ, nhưng không phải mọi cánh cửa đã khép lại. Kỹ năng và sự am hiểu pháp luật SHTT chuyên sâu từ các luật sư SHTT sẽ giúp bạn tìm kiếm các giải pháp hiệu quả để giành chiến thắng trong cuộc chiến thương hiệu giúp cho nhãn hiệu của bạn được bảo hộ thành công tại Campuchia. KENFOX IP & Law Office, với gần 20 năm kinh nghiệm trong việc cung cấp các giải pháp sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp, rất tự hào đã giành được thắng lợi trong việc khiếu nại quyết định từ chối bảo hộ nhãn hiệu “DING TEA” – một thương hiệu trà sữa nổi tiếng thế giới. Chúng tôi tin rằng nhãn hiệu “DING TEA” được cấp Văn bằng bảo hộ sẽ là công cụ pháp lý quan trọng và không thể thiếu để đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh của chủ sở hữu nhãn hiệu tại Campuchia.

[Bối cảnh]

3. Trà sữa “DING TEA” không còn xa lạ với người tiêu dùng cũng như trong cộng đồng những người yêu thích trà sữa. Đây là một trong những thương hiệu đồ uống lớn nhất của Đài Loan tại Trung Quốc. Thương hiệu “DING TEA” như cơn bão nhanh chóng phủ khắp các quốc gia trên toàn thế giới. Riêng tại khu vực Châu Á, “DING TEA” đã có hơn 350 chuỗi cửa hàng trải rộng từ Bắc vào Nam của Trung Quốc, trên toàn thế giới, số cửa hàng mà DING TEA sở hữu lên tới 650 cửa hàng. “DING TEA” hiện tại đã có chi nhánh cửa hàng tại Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông, Indonesia, Singapore, Việt Nam, Myanma và Brunei.

4. CHU YU HSIANG CO., LTD, chủ sở hữu nhãn hiệu “” (DING TEA, chữ Trung Quốc), thông qua KENFOX IP & Law Office, đã nộp đơn xin đăng ký bảo hộ cho các dịch vụ thuộc Nhóm 43 tại Campuchia. Nhãn hiệu “DING TEA” bị Cục SHTT Campuchia từ chối vì cho rằng nhãn hiệu này tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đối chứng có trước với chi tiết như sau:

Nhãn hiệu:             (Din Tai Fung, Chữ Trung Quốc)

Nhóm:                    43 (Dịch vụ cung cấp đồ ăn thức uống, bao gồm nhà hàng, quán ăn tự phục vụ,  quán ăn nhanh, quán ăn, quán cà phê và dịch vụ ăn uống.)

Số đơn:                 31844
Ngày nộp đơn:       01/09/2008

Số bằng:              31281

Ngày cấp bằng:  29/04/ 2009      

Chủ nhãn hiệu:      DIN TAI FUNG CO.,LTD

Địa chỉ:                    No.194, Sec. 2, Shin-yi Rd. Taipei

Tình trạng:              Còn hiệu lực đến 2028              

 [Hành động và kết quả]

5.  Trên cơ sở xem xét quyết định từ chối của Cục SHTT Campuchia, có thể thấy, thẩm định viên đã cho rằng phần chữ “DING TEA” có cách phát âm gần giống với “DIN TAI”, nên có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa/dịch vụ.

6. Với kinh nghiệm gần 20 năm kinh nghiệm trong việc cung cấp các giải pháp sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp, các luật sư KENFOX IP & Law Office nhận thấy rằng, giữa “DING TEA” và “DIN TAI” có sự tương tự nhất định. Tuy nhiên, sự tương tự này không đủ để tạo ra nguy cơ gây nhầm lẫn. Theo đó, KENFOX IP & Law Office đã khiếu nại quyết định từ chối của Cục SHTT Campuchia. Các lập luận tập trung vào phân tích sự khác biệt trong cấu trúc, ý nghĩa, cách phát âm, hình thức trình bày và ấn tượng thương mại của nhãn hiệu xin đăng ký và nhãn hiệu đối chứng. Hai nhãn hiệu mặc dù có sự tương tự nhỏ, nhưng về cơ bản, có nhiều yếu tố khác biệt, nên sự tương tự nhỏ đó không đủ để gây nhầm lẫn cho công chúng/người tiêu dùng.

7. Ngoài các lập luận, phân tích để làm rõ sự khác biệt giữa hai nhãn hiệu, KENFOX IP & Law Office còn cung cấp các bằng chứng rất giá trị để chứng minh khả năng phân biệt của hai nhãn hiệu. Cụ thể, nhãn hiệu “DING TEA” và “Din Tai Fung, Chữ Trung Quốc” đều đã cùng được chấp nhận bảo hộ tại các quốc gia như: Australia, Brunei, Canada, EU, Japan, Korea, Malaysia, United States. Điều này chứng tỏ cả hai nhãn hiệu được coi là khác biệt nhau và đều song song tồn tại ở nhiều quốc gia khác nhau. Bằng chứng này đã góp phần quan trọng trong việc củng cố các lập luận/phân tích về khả năng phân biệt giữa hai nhãn hiệu.

8. Bị thuyết phục bởi các phân tích, lập luận xác đáng và các bằng chứng được KENFOX IP & Law Office cung cấp, Cục SHTT đã ra thu hồi quyết định từ chối và cấp Văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu “DING TEA” tại Campuchia, mở ra một hành trình phát triển kinh doanh an toàn, đúng pháp luật của thương hiệu “DING TEA” tại “xứ sở chùa tháp” này.

[Những điều cần ghi nhớ]

9. Tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu: Đăng ký nhãn hiệu là rất quan trọng để tiến hành các hoạt động kinh doanh tại Campuchia. Tuy nhiên, do khối lượng đơn đăng ký nhãn hiệu nộp tại Campuchia ngày càng nhiều, nên nguy cơ bị từ chối vì tương tự/xung đột với nhãn hiệu có trước là rất cao. Lời khuyên của chúng tôi dành cho các bạn là hãy tiến hành tra cứu khả năng bảo hộ nhãn hiệu trước khi nộp đơn để xác định các vướng mắc có thể xảy đến và tìm cách khắc phục. Các luật sư của KENFOX có thể hỗ trợ các bạn trong việc tiến hành tra cứu, xác định những vấn đề có thể gặp phải và đưa ra tư vấn cụ thể.

10. Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sớm nhất có thể: Nhãn hiệu của bạn có thể có danh tiếng, thậm chí là nổi tiếng ở đâu đó, hay thậm chí được đăng ký ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng điều này có thể trở lên vô nghĩa. Cần nhớ rằng quyền nhãn hiệu có tính chất lãnh thổ và đa số các nước trên thế giới áp dụng nguyên tắc “first-to-file” – nguyên tắc nộp đơn đầu tiên, nghĩa là, nhãn hiệu được cấp Văn bằng bảo hộ cho người nộp đơn sớm nhất, chứ không phải người sử dụng sớm nhất, kể cả bạn đã sử dụng sớm hơn chủ đơn hay sử dụng nhãn hiệu của bạn trên quy mô rộng rãi hơn chủ đơn. Nghịch lý phổ biến hiện nay là nhãn hiệu càng nổi tiếng, càng có danh tiếng, thì càng có nguy cơ trở thành mục tiêu cho những kẻ đầu cơ. Đầu cơ nhãn hiệu sẽ chặn mọi con đường để hàng hóa tiếp cận với khách hàng và công chúng. Đã có nhiều bài học xương máu chỉ vì chậm chân, lơ là, chủ quan mà nhãn hiệu bỗng một ngày trở thành tài sản của người khác. Hãy đăng ký sớm nhất có thể, đó là chiến lược bài học căn cơ hiệu quả nhất mà bạn không được phép đánh giá thấp hoặc bỏ quên.

 11. Cần các luật sư có kinh nghiệm chuyên sâu về SHTT: Khiếu nại thành công quyết định từ chối của Cục SHTT Campuchia, với bất kỳ chủ nhãn hiệu nào, cũng giống như giành chiến thắng trong một cuộc chiến. Đã là cuộc chiến thì phải có chiến lược, sách lược đúng đắn, kinh nghiệm tác chiến, ứng phó với mọi tình huống, nếu không sớm muộn sẽ thất bại. Thua cuộc chiến này, cái giá bạn phải trả có thể sẽ rất đắt nếu đó là nhãn hiệu cốt lõi trong kế hoạch phát triển thị trường của bạn. Nó không chỉ ở số tiền bạn bỏ ra để đăng ký nhãn hiệu hay thời gian bạn phải theo đuổi đơn, nghiêm trọng hơn, bạn mất quyền tiếp cận thị trường, mất cơ hội kinh doanh, mất thị phần và mất khách hàng. Đó là dấu chấm hết cho sản phẩm của bạn và kế hoạch kinh doanh của bạn. Căn bản mà nói, khi Cục SHTT Campuchia ra thông báo từ chối vì tương tự nhãn hiệu khác thì các bạn cần xem xét, phân tích kỹ lưỡng về khả năng phân biệt nhãn hiệu của mình với nhãn hiệu có trước. Các lập luận, phân tích cần tập trung vào sự khác biệt về các đặc tính của nhãn hiệu (như cấu trúc, cách phát âm, ý nghĩa, hình thức trình bày, ấn tượng thương mại…), từ đó, đưa ra khẳng định về việc hai nhãn hiệu dù có sự tương tự ở góc độ nào đó, nhưng không đủ để gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Nhưng đó chỉ nên được xem là những hiểu biết cần thiết và căn bản. Điều bạn cần nhiều hơn là phải lựa chọn một công ty luật SHTT có đội ngũ luật sư SHTT có kinh nghiệm thực tiễn và kiến thức chuyên sâu để dựa vào họ. Các luật sư của KENFOX IP & Law Office với kinh nghiệm thực tiễn, hiểu rõ cần phân tích điểm nào, nhấn mạnh hay làm nổi bật điều gì để củng cố vị thế của bạn, làm chặt chẽ lập luận, quan điểm, giúp bạn giành thắng lợi trong cuộc chiến thương hiệu tại Campuchia.

12. Bằng chứng quan trọng hỗ trợ các phân tích, lập luận: Các bằng chứng về việc hai nhãn hiệu đã song song tồn tại trên thị trường ở nhiều quốc gia khác nhau và/hoặc cả hai nhãn hiệu đã được chấp nhận bảo hộ bởi các cơ quan SHTT khác nhau sẽ là bằng chứng có giá trị và sức nặng, củng cố lập luận, phân tích về khả năng phân biệt của hai nhãn hiệu. Cục SHTT Campuchia rất coi trọng các bằng chứng này. Các bằng chứng này chính là cơ sở để thuyết phục thẩm định viên tại Cục SHTT Campuchia chấp nhận bảo hộ cho nhãn hiệu của bạn. Chúng tôi đã thành công trong rất nhiều vụ việc tương tự, nếu cần các bạn có thể truy cập vào đường link https://kenfoxlaw.com/ để được hỗ trợ nhanh chóng và cụ thể nhất.

13. Hãy cẩn trọng nếu bạn tiếp tục sử dụng nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ: Nếu bạn bất chấp và liều lĩnh sử dụng nhãn hiệu bị từ chối, bạn sẽ tự đặt mình vào vô số các rủi ro pháp lý. Một ngày nào đó, bạn bỗng bị cáo buộc xâm phạm nhãn hiệu người khác, cảnh sát sẽ gõ cửa, tòa án phát trát yêu cầu hầu tòa, hàng hóa bị thu giữ tiêu hủy và bạn sống giữa bủa vây của truyền thông, tất cả đủ để nhấn chìm bạn. Vì vậy, cần nhớ rằng, nếu nhãn hiệu của bạn không được cấp văn bằng bảo hộ, bạn cần chấm dứt việc sử dụng nhãn hiệu đó trong thương mại tại Campuchia để tránh những hậu quả pháp lý có thể xảy ra.

Xem thêm: