KENFOX IP & Law Office > Rủi ro đối với người kinh doanh hàng “xách tay”/ “hàng nhập lậu” vào Việt Nam

Rủi ro đối với người kinh doanh hàng “xách tay”/ “hàng nhập lậu” vào Việt Nam

Đa phần người tiêu dùng Việt Nam có tâm lý cho rằng hàng nhập khẩu từ nước ngoài có chất lượng tốt hơn hàng sản xuất tại Việt Nam.

 

Lựa chọn và tiêu dùng hàng hóa có xuất xứ từ nước ngoài, đặc biệt là các sản phẩm chất lượng cao hoặc sản phẩm thời trang được sản xuất tại nước ngoài dù giá cao đang là xu hướng của người tiêu dùng Việt Nam. Sự bùng nổ Internet đóng vai trò là cầu nối nhanh nhất để kết nối người tiêu dùng và thương nhân. Sức mua tăng cao kích thích hình thành các website/nền tảng thương mại điện tử. Người tiêu dùng Việt Nam ngày nay cũng đã quen thuộc hơn với việc mua sắm trực tuyến. Nắm bắt được tâm lý sính ngoại của người tiêu dùng Việt Nam, nhiều thương nhân khi xuất ngoại đã đặt hàng/chọn hàng để mang về bán tại Việt Nam. Nhiều nhà bán lẻ Việt Nam gần đây đã thiết lập các trang web, trang Facebook, v.v. và thực hiện các quảng cáo để bán sản phẩm. Một số khác thì mời chào người dùng internet đặt hàng sản phẩm dựa trên hình ảnh trên các trang web, trang Facebook để nhà bán lẻ lấy/mua sản phẩm đó ở nước ngoài về bán lại cho khách hàng trong nước. Các sản phẩm như vậy được gọi là “hàng xách tay”. Điều này có nghĩa là các sản phẩm chính hãng được bán ở nước ngoài, sau đó được mua bởi các nhà bán lẻ/thương nhân Việt Nam để bán lại cho khách hàng Việt Nam. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc nhập khẩu song song được phép thực hiện tại Việt Nam. Nói cách khác, các nhà nhập khẩu tại Việt Nam không bị cấm nhập khẩu song song. Cụ thể, theo Điều 125.2.b, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005, sửa đổi năm 2009 (“Luật SHTT 2005/2009”), chủ sở hữu/người nắm giữ quyền sở hữu công nghiệp không được quyền ngăn cản người khác “lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm được đưa ra thị trường một cách hợp pháp, kể cả thị trường nước ngoài, trừ sản phẩm không phải do chính chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu đưa ra thị trường nước ngoài”. Theo nghĩa rộng hơn, chủ sở hữu nhãn hiệu không thể ngăn cản người khác nhập khẩu vào Việt Nam hàng hóa chính hãng do chủ sở hữu nhãn hiệu/người được cấp phép/nhà phân phối sản xuất hoặc phân phối ra thị trường nước ngoài. Cả trong thực tiễn và pháp luật, không có chế tài nào áp dụng đối với (các) bên tham gia nhập khẩu song song.

 

Nhập khẩu song song hay hàng “xách tay” đã trở thành một vấn đề đáng lo ngại đối với những người bán/thương nhân được ủy quyền duy nhất tại Việt Nam vì nhập khẩu song song thường dẫn đến doanh số bán sản phẩm được ủy quyền thấp hơn.

 

Nhiều khách hàng đã tìm đến KENFOX để được tư vấn cách xử lý nhập khẩu song song hoặc hàng “xách tay”. Xét theo quan điểm pháp luật Việt Nam, chúng tôi cho rằng mặc dù là hàng chính hãng được kinh doanh tại Việt Nam nhưng hàng xách tay được đưa vào Việt Nam mà không có tờ khai hải quan hay hóa đơn hợp pháp ghi rõ nơi mua sản phẩm thì được coi là hàng “lậu” theo quy định của pháp luật của Việt Nam.

 

KENFOX cho rằng những người kinh doanh các sản phẩm “xách tay” có thể gặp nhiều rủi ro pháp lý bởi các quy định hành chính. Thương nhân mua bán trái phép không có hóa đơn đi kèm từ người bán chính hãng sẽ chịu thiệt hại nặng nề khi những sản phẩm “xách tay” đó bị coi là “hàng lậu” và có thể bị cơ quan chức năng Việt Nam thu giữ.

 

Vui lòng tham khảo một số quy định pháp luật hiện hành về xử lý các sản phẩm xách tay như sau:

 

[Điều 3.7(d) Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:

Điều 3. Giải thích từ ngữ:

“Hàng hóa nhập lậu” gồm:

d) Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn”]

 

Xử phạt đối với người vi phạm và buôn lậu hàng hóa được quy định tại Điều 17 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 như sau:

 

[Điều 17. Hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu: + Phạt tiền đến 200.000.000.00 đồng đối với hành vi vi phạm tùy theo giá trị của sản phẩm; + Tịch thu hàng buôn lậu, + Tiêu hủy hàng buôn lậu]