Nhãn hiệu của bạn bị từ chối bảo hộ tại Việt Nam? Tìm hiểu cách khiếu nại và giành chiến thắng
Bạn đã đầu tư thời gian và công sức để tạo ra một nhãn hiệu hoàn hảo, nhưng lại bị Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (Cục SHTT) từ chối? Đừng bỏ cuộc! Việc từ chối nhãn hiệu có thể khiến bạn nản lòng nhưng đó không phải là dấu chấm hết. Vẫn có những lựa chọn để khiếu nại quyết định từ chối bảo hộ nhãn hiệu và có khả năng đảm bảo việc đăng ký nhãn hiệu của bạn. KENFOX IP & Law Office cung cấp thông tin chi tiết về quy trình khiếu nại quyết định từ chối nhãn hiệu tại Việt Nam, cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng để theo đuổi khiếu nại thành công.
Quá trình khiếu nại quyết định từ chối nhãn hiệu ở Việt Nam bao gồm hai giai đoạn có thể xảy ra, và có thể thực hiện quyền khởi kiện vào bất kỳ thời điểm nào.
1. Khiếu nại lần đầu
Phúc đáp thông báo dự định từ chối: Khi nhận được thông báo dự định từ chối từ Cục SHTT, chủ đơn có 3 tháng kể từ ngày thông báo để nộp công văn phúc đáp.
Quyết định khiếu nại: Nếu công văn phúc đáp của chủ đơn bị coi là không có cơ sở, Cục SHTT sẽ ban hành Quyết định từ chối chính thức (Quyết định đầu tiên).
Các lựa chọn khiếu nại: Sau đó, chủ đơn có thể chọn một trong hai giải pháp dưới đây:
- Khiếu nại với Cục SHTT: Khiếu nại Quyết định đầu tiên trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận được hoặc biết được Quyết định. Cục SHTT có thời hạn 30 ngày (có thể kéo dài đến 45 ngày đối với các trường hợp phức tạp) để giải quyết khiếu nại.
- Khởi kiện Quyết định từ chối bảo hộ nhãn hiệu của Cục SHTT: Nộp đơn khởi kiện Quyết định từ chối tại tòa án có thẩm quyền của Việt Nam.
2. Khiếu nại lần hai
Khiếu nại Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu: Nếu khiếu nại lần đầu không thành công hoặc vẫn chưa được giải quyết sau thời hạn, chủ đơn có thể theo đuổi khiếu nại lần hai.
Các lựa chọn khiếu nại: Có hai lựa chọn:
- Khiếu nại lên Bộ Khoa học và Công nghệ (Bộ KH&CN): Bộ KH&CN, cơ quan cấp trên trực tiếp của Cục SHTT, có thể xem xét lại vụ việc. Chủ đơn có 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc kể từ ngày nhận được quyết định khiếu nại lần đầu để nộp đơn khiếu nại lần hai. Bộ KH&CN có 45 ngày (có thể kéo dài đến 60 ngày đối với các trường hợp phức tạp) để giải quyết khiếu nại lần hai.
- Khởi kiện Quyết định Bộ KH&CN: Chủ đơn có thể khởi kiện Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai của Bộ KH&CN tại Tòa án Việt Nam
3. Khởi kiện hành chính
- Lựa chọn khởi kiện hành chính: Ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình khiếu nại, chủ đơn có thể bỏ qua các thủ tục khiếu nại lần đầu và khiếu nại lần hai và trực tiếp nộp đơn khởi kiện hành chính đối với quyết định của Cục SHTT hoặc Bộ KH&CN.
- Thời hạn khởi kiện: Chủ đơn có 1 năm kể từ ngày hết hạn khiếu nại hoặc kể từ ngày nhận được quyết định liên quan để khởi kiện.
4. Những lưu ý quan trọng
- Giới hạn thời gian: Các thời hạn nghiêm ngặt được áp dụng ở mỗi giai đoạn của quá trình khiếu nại. Không đáp ứng yêu cầu về thời hạn có thể khiến khiếu nại của chủ đơn bị bác bỏ.
- Đại diện pháp lý: Do tính phức tạp, chủ đơn nên tham vấn các đại diện sở hữu trí tuệ có chuyên môn sâu rộng và giàu kinh nghiệm. Các đại diện SHTT có thể hướng dẫn chủ đơn thực hiện các các hành động thích hợp, chuẩn bị hồ sơ khiếu nại và đại diện để bảo vệ tối ưu quyền và lợi ích hợp pháp của chủ đơn.
Lời kết
Lý do từ chối bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam rất đa dạng, như nhãn hiệu xin đăng ký tương tự với nhãn hiệu có trước đang có hiệu lực, hay tương tự với nhãn hiệu hết hạn liệu lực nhưng chưa quá 3 năm (trước đây là 5 năm), nhãn hiệu xin đăng ký bị coi là mang tính mô tả… Tuy nhiên, việc nhãn hiệu bị từ chối không đồng nghĩa với việc nhãn hiệu đó không đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện bảo hộ. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, quyết định từ chối chỉ phản ánh quan điểm chủ quan của các thẩm định viên. Hiểu rõ quy trình khiếu nại và hành động kịp thời hành động kịp thời có thể tăng đáng kể cơ hội của chủ đơn trong việc lật ngược tình thế, giúp họ không chỉ thành công trong việc khiếu nại quyết định từ chối, mà còn đảm bảo quyền đối với nhãn hiệu mà họ xứng đáng được hưởng tại Việt Nam.
KENFOX IP & Law Office hiểu rõ những thách thức và sự phức tạp trong việc đối mặt với quyết định từ chối bảo hộ nhãn hiệu. Với 15 năm kinh nghiệm thực tiễn, đội ngũ chuyên gia sở hữu trí tuệ của chúng tôi đã hỗ trợ nhiều khách hàng trong việc vượt qua những quyết định từ chối của Cục Sở hữu trí tuệ, đảm bảo đăng ký thành công cho nhãn hiệu của họ. Chúng tôi áp dụng phương pháp tiếp cận toàn diện, kết hợp kiến thức sâu rộng về luật SHTT và kinh nghiệm thực tiễn dày dặn để thực hiện hiệu quả các quy trình khiếu nại. Chúng tôi phối hợp chặt chẽ với các chủ đơn để phân tích nguyên nhân từ chối, xây dựng kế hoạch khiếu nại thuyết phục và đảm bảo tuân thủ các thời hạn luật định.
Hãy liên hệ với KENFOX IP & Law Office nếu bạn cần sự hỗ trợ chuyên nghiệp của chúng tôi trong việc đảm bảo quyền nhãn hiệu của bạn tại Việt Nam.
Nguyễn Vũ Quân | Partner, IP Attorney
Hoàng Thị Tuyết Hồng | Senior Trademark Attorney
Đọc thêm:
- Đâu là chiến lược giành lại nhãn hiệu khi chưa đăng ký tại Việt Nam?
- Sử dụng nhãn hiệu trên website có được coi là bằng chứng hợp lệ để chống lại yêu cầu chấm dứt hiệu lực nhãn hiệu tại Việt Nam?
- Có nên bỏ đơn đăng ký nhãn hiệu bị từ chối tạm thời tại Việt Nam?
- Từ chối bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam, Lào và Campuchia: Ranh giới mong manh giữa nhãn hiệu mang tính mô tả hay chỉ mang tính gợi ý
- Vượt qua dự định từ chối đối với đăng ký Quốc tế chỉ định tại Việt Nam – Khó nhưng đừng bao giờ bỏ cuộc
- Philipp Plein đã khiếu nại Quyết định từ chối bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam như thế nào?
- Cách tiếp cận để vượt qua từ chối bảo hộ Nhãn hiệu xin đăng ký tương tự với Nhãn hiệu đối chứng đã hết hiệu lực tại Việt Nam
- Khiếu nại thông báo từ chối bảo hộ nhãn hiệu trên cơ sở nhãn hiệu xin đăng ký mang tính mô tả tại Việt Nam như thế nào?
- Tại sao việc chuyển nhượng nhãn hiệu tại Việt Nam của bạn bị từ chối?