KENFOX IP & Law Office > Dịch vụ  > Việt Nam  > Nhãn hiệu

“Fabrilcar” bị từ chối bởi “FABRICA” và “FABRICAIR”: Làm thế nào để khiếu nại thành công Quyết định từ chối nhãn hiệu?

Ngày 16/10/2024, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (“Cục SHTT“) đã ban hành Quyết định chấp nhận bảo hộ cho Đơn đăng ký Quốc tế số 1470915 cho nhãn hiệu “Fabrilcar” của Aspöck Systems GmbH. Quyết định này chính thức hủy bỏ Quyết định từ chối ban đầu, đồng thời khép lại quá trình khiếu nại kéo dài 4 năm. Đây là thắng lợi quan trọng đối với Aspöck Systems GmbH – khách hàng của chúng tôi, một công ty có trụ sở tại Áo, chuyên về lĩnh vực phát triển và sản xuất hệ thống chiếu sáng cho...

Continue reading

Nhãn hiệu dược phẩm bị phản đối tại Việt Nam: Chiến lược nào để bảo vệ thành công?

Trong một vụ tranh chấp nhãn hiệu gần đây, KENFOX IP & Law Office đã bảo vệ thành công nhãn hiệu dược phẩm “VILDAREL” của AJANTA PHARMA LIMITED (AJANTA) trước sự phản đối từ BIOFARMA, chủ sở hữu nhãn hiệu “VASTAREL” (Đăng ký quốc tế số 221430). Đơn phản đối, dựa trên Điều 74.2(e) Luật Sở hữu Trí tuệ Việt Nam, cho rằng “VILDAREL” gây nhầm lẫn với “VASTAREL” và có khả năng gây tổn hại đến uy tín thương hiệu của BIOFARMA....

Continue reading

Sản Xuất Chỉ Để Xuất Khẩu: Có Cấu Thành Xâm Phạm Nhãn Hiệu? Phán Quyết Từ Trung Quốc Và Thực Tiễn Tại Việt Nam

Việc sản xuất hàng hóa mang nhãn hiệu trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của chủ thể khác để xuất khẩu là một vấn đề gây tranh cãi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (SHTT). Tại Trung Quốc cũng như Việt Nam, các hoạt động sản xuất hàng hóa mang nhãn hiệu của nước ngoài để xuất khẩu theo mô hình OEM (Original Equipment Manufacturer) đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây. Bên giao gia công nước ngoài ký kết hợp đồng gia công với các nhà sản xuất trong...

Continue reading

Xử lý xâm phạm nhãn hiệu tại Việt Nam: 8 vấn đề cốt lõi cần xem xét để đảm bảo chiến thắng

Có nhãn hiệu đã đăng ký chưa chắc đã chiến thắng trong kiện xâm phạm nhãn hiệu. Ngay cả khi bạn nắm trong tay Kết luận Giám định có lợi từ Viện Khoa học Sở hữu Trí tuệ (“Viện KHSHTT”), chưa có gì để đảm bảo rằng bạn sẽ thắng kiện dù rằng phần lớn đều như vậy. Vẫn tiềm ẩn các rủi ro khả năng thất bại dù hầu như mọi thứ đứng về phía bạn....

Continue reading

Từ Trung Quốc đến Việt Nam: Có thể sử dụng Luật cạnh tranh không lành mạnh để xử lý vấn đề đầu cơ nhãn hiệu?

Liệu Việt Nam có thể tham khảo Trung Quốc trong việc sử dụng Luật cạnh tranh không lành mạnh để xử lý nạn “đầu cơ nhãn hiệu”? Tình trạng “đầu cơ nhãn hiệu” – hành vi đăng ký trái phép các nhãn hiệu của người khác để trục lợi – đã và đang là một vấn nạn nhức nhối, gây thiệt hại nghiêm trọng cho các doanh nghiệp tại cả Việt Nam và Trung Quốc. ...

Continue reading

Thu thập bằng chứng thuyết phục: Chìa khóa chiến thắng trong bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống tại Việt Nam

Trong các tranh chấp, xâm phạm quyền Sở hữu Trí tuệ (SHTT) liên quan đến nhãn hiệu phi truyền thống (như hình dạng sản phẩm, màu sắc, mùi hương, âm thanh, hình ảnh chuyển động…), việc thu thập bằng chứng thuyết phục để chứng minh mối liên kết giữa yếu tố phi truyền thống và thương hiệu đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xử lý vụ việc. Việc không chứng minh được khả năng phân của các dấu hiệu, nhãn hiệu phi truyền thống có thể dẫn đến các rủi ro pháp...

Continue reading

Nhãn hiệu của bạn bị từ chối bảo hộ tại Việt Nam? Tìm hiểu cách khiếu nại và giành chiến thắng

ạn đã đầu tư thời gian và công sức để tạo ra một nhãn hiệu hoàn hảo, nhưng lại bị Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (Cục SHTT) từ chối? Đừng bỏ cuộc! Việc từ chối nhãn hiệu có thể khiến bạn nản lòng nhưng đó không phải là dấu chấm hết. Vẫn có những lựa chọn để khiếu nại quyết định từ chối bảo hộ nhãn hiệu và có khả năng đảm bảo việc đăng ký nhãn hiệu của bạn. KENFOX IP & Law Office cung cấp thông tin chi tiết về quy trình khiếu nại quyết định...

Continue reading

Nhãn hiệu chữ Trung Quốc: Vẫn được bảo hộ hay đã “hết thời”?

Tải về Câu hỏi này đang thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp và cá nhân sử dụng nhãn hiệu chứa chữ Trung Quốc tại Việt Nam. Trước năm 2005, các nhãn hiệu chỉ có chữ Trung Quốc vẫn được xem là có khả năng phân biệt tự thân và được cấp Văn bằng bảo hộ (“VBBH”) nếu đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện bảo hộ. Việc bảo hộ nhãn hiệu chỉ chứa chữ Trung Quốc phù hợp với quy định về pháp luật Sở hữu Công nghiệp (“SHCN”) có hiệu lực từ năm 1982 đến năm 2005. Tuy nhiên,...

Continue reading

Làm Gì Nếu Nhãn Hiệu Của Bạn Bị Đăng ký Trái Phép Tại Việt Nam?

Nguyên tắc “nộp đơn đầu tiên” đã và đang bị bên thứ ba lạm dụng như một công cụ tinh vi để “đăng ký đầu cơ” và “chiếm đoạt quyền nhãn hiệu” của các chủ sở hữu đích thực tại Việt Nam. Vấn nạn đầu cơ nhãn hiệu, hay còn gọi là đánh cắp tài sản trí tuệ của doanh nghiệp nước ngoài, đã trở thành một xu hướng tiêu cực và nguy hiểm. Ngày càng có nhiều chủ sở hữu nhãn hiệu bày tỏ sự bức xúc khi phát hiện nhãn hiệu của mình đã bị người khác nộp...

Continue reading

Đăng Ký Nhãn Hiệu Với Dụng Ý Xấu – Làm Sao Chứng Minh Ý Định, Động Cơ Của Người Nộp Đơn

Để chứng minh đơn đăng ký nhãn hiệu đã được nộp với “dụng ý xấu”, bên cạnh điều kiện về việc chủ đơn “biết” hoặc “có cơ sở để biết” đến nhãn hiệu của chủ sở hữu nhãn hiệu đích thực, điều kiện thứ hai phải thỏa mãn để chứng minh “dụng ý xấu” của người nộp đơn là ý định hay động cơ phía sau việc đăng ký nhãn hiệu theo Điều 34.2(b) Thông tư 23/2023/TT-BKHCN. Vậy ý định, động cơ phía sau việc đăng ký với dụng ý xấu bao gồm những hành động nào? Có dễ chứng...

Continue reading