Từ Chối Nhãn Hiệu Trên Cơ Sở Tuyệt Đối: KENFOX Giúp 4 Nhãn Hiệu Quốc Tế Được Bảo Hộ Thành Công tại Việt Nam
KENFOX IP & Law Office vừa giành được chiến thắng quan trọng trong việc giúp khách hàng đăng ký bảo hộ thành công 04 nhãn hiệu quốc tế (IR) chỉ định Việt Nam. Cả 04 nhãn hiệu này ban đầu đều bị Cục Sở hữu trí tuệ (Cục SHTT) Việt Nam từ chối bảo hộ trên cơ sở tuyệt đối (absolute grounds), cụ thể là do bị coi là có tính mô tả (descriptive).
Từ Chối Nhãn Hiệu Trên Cơ Sở Tuyệt Đối tại Việt Nam
Trong quá trình thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam, việc Cục SHTT đưa ra từ chối dựa trên các cơ sở tuyệt đối (quy định tại Điều 73, 74 Luật Sở hữu trí tuệ) là một tình huống khá phổ biến và đặt ra thách thức không nhỏ cho các chủ sở hữu nhãn hiệu. Lý do từ chối thường gặp nhất trong nhóm này là nhãn hiệu bị coi là mang tính mô tả (descriptive) – tức là mô tả trực tiếp về loại hình, chất lượng, công dụng, đặc tính… của hàng hóa, dịch vụ đăng ký, hoặc nhãn hiệu bị coi là thiếu khả năng phân biệt vốn có (non-distinctive).
Đối mặt với quyết định từ chối này, nhiều chủ thể quyền có thể cảm thấy bế tắc, bởi lẽ nếu không thể phúc đáp hay khiếu nại thành công, nhãn hiệu sẽ không được cấp văn bằng bảo hộ. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi pháp lý, chiến lược xây dựng thương hiệu, mà còn tiềm ẩn rủi ro bị các bên khác sử dụng dấu hiệu tương tự một cách hợp pháp, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng và ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh tại thị trường Việt Nam.
Nhãn hiệu bị từ chối trên cơ sở tuyệt đối: chiến lược nào hiệu quả?
Để phúc đáp hoặc khiếu nại thông báo, quyết định từ chối nhãn hiệu dựa trên cơ sở tuyệt đối, điều quan trọng nhất là cần xem xét, phân tích kỹ lưỡng bản chất của từng nhãn hiệu, phạm vi hàng hóa/dịch vụ đăng ký, đối chiếu với các quy định pháp luật hiện hành và thực tiễn xét nghiệm của Cục SHTT.
Dựa trên kết quả phân tích, KENFOX đã xây dựng một hệ thống lập luận pháp lý chặt chẽ và logic cho từng trường hợp. Chúng tôi tập trung vào việc chỉ ra các yếu tố làm cho nhãn hiệu, dù có thể gợi ý đến sản phẩm/dịch vụ, vẫn sở hữu khả năng phân biệt đủ để người tiêu dùng nhận biết nguồn gốc thương mại, và chứng minh nhãn hiệu đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng thực tế trên thị trường (khả năng phân biệt thứ cấp – secondary meaning). Đối với nhãn hiệu “twozzim”, chúng tôi cũng nhấn mạnh vào yếu tố hình ảnh độc đáo, góp phần tạo nên sự khác biệt.
KENFOX đã tích cực phối hợp, hướng dẫn khách hàng thu thập và hệ thống hóa các bằng chứng xác đáng chứng minh cho lập luận của mình. Các bằng chứng này về việc sử dụng rộng rãi nhãn hiệu trên thực tế, sự công nhận của người tiêu dùng, tài liệu marketing, quy mô kinh doanh, sự độc đáo trong thiết kế… Các bằng chứng được trình bày một cách khoa học, thuyết phục trước Cục SHTT.
Đảo ngược quyết định từ chối, mở ra hành trình kinh doanh an toàn
Những phân tích, lập luận thuyết phục và hệ thống bằng chứng vững chắc đã giúp KENFOX IP & Law Office thành công trong việc thuyết phục Cục SHTT xem xét lại, theo đó, chấp thuận bảo hộ cho cả 04 nhãn hiệu quốc tế nói trên tại Việt Nam.
Với việc thu hồi thông báo từ chối, các nhãn hiệu nêu trên đã được bảo hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam, giúp chủ sở hữu nhãn hiệu có đầy đủ căn cứ pháp lý tránh các rủi ro pháp lý không đáng có và ngăn chặn hiệu quả các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.
Lời kết
Quyết định từ chối nhãn hiệu trên cơ sở tuyệt đối, dù là một tình huống khá phổ biến và đầy thách thức, không nhất thiết là dấu chấm hết cho hành trình bảo hộ thương hiệu tại Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy rõ ràng rằng, việc khiếu nại thành công các quyết định từ chối này không hề dễ dàng.
Để vượt qua rào cản pháp lý này và thuyết phục Cục SHTT xem xét lại, đòi hỏi một sự chuẩn bị kỹ lưỡng và phương pháp tiếp cận bài bản. Thành công phụ thuộc rất lớn vào sự chuyên nghiệp, kiến thức chuyên môn sâu rộng về luật sở hữu trí tuệ, năng lực phân tích sắc bén từng chi tiết vụ việc, kinh nghiệm xử lý thực tiễn dày dặn và đặc biệt là khả năng xây dựng, thu thập và trình bày các bằng chứng mạnh mẽ, xác đáng. Chỉ khi hội tụ đủ những yếu tố này, việc bảo vệ quyền lợi chính đáng cho nhãn hiệu bị từ chối trên cơ sở tuyệt đối mới trở nên khả thi.
Nguyễn Vũ Quân | Partner, IP Attorney
Hoàng Thị Tuyết Hồng | Senior Trademark Attorney
Đọc thêm
- Nhãn hiệu của bạn bị từ chối bảo hộ tại Việt Nam? Tìm hiểu cách khiếu nại và giành chiến thắng
- Có nên bỏ đơn đăng ký nhãn hiệu bị từ chối tạm thời tại Việt Nam?
- Vượt qua dự định từ chối đối với đăng ký Quốc tế chỉ định tại Việt Nam – Khó nhưng đừng bao giờ bỏ cuộc
- Philipp Plein đã khiếu nại Quyết định từ chối bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam như thế nào?
- Từ chối bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam, Lào và Campuchia: Ranh giới mong manh giữa nhãn hiệu mang tính mô tả hay chỉ mang tính gợi ý
- Cách tiếp cận để vượt qua từ chối bảo hộ Nhãn hiệu xin đăng ký tương tự với Nhãn hiệu đối chứng đã hết hiệu lực tại Việt Nam
- Tại sao việc chuyển nhượng nhãn hiệu tại Việt Nam của bạn bị từ chối?
- Làm thế nào để khiếu nại thành công từ chối bảo hộ nhãn hiệu tại Campuchia? 6 câu hỏi bạn cần biết
- Khiếu nại thông báo từ chối bảo hộ nhãn hiệu trên cơ sở nhãn hiệu xin đăng ký mang tính mô tả tại Việt Nam như thế nào?
- Khi Nào “Tình Tiết Mới” Được Chấp Nhận Trong Khiếu Nại Về Sở Hữu Trí Tuệ Tại Việt Nam?
- Thu thập bằng chứng thuyết phục: Chìa khóa chiến thắng trong bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống tại Việt Nam
- Giám định xâm phạm quyền Sở hữu Trí tuệ tại Việt Nam: Bốn điểm quan trọng cần lưu ý
- Phản đối nhãn hiệu hay ý kiến của người thứ ba: Lựa chọn nào tốt hơn?
- Nhãn hiệu dược phẩm bị phản đối tại Việt Nam: Chiến lược nào để bảo vệ thành công?