Hệ Thống và Cách Thức Hoạt Động của Tòa Án Nhân Dân Việt Nam
Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử nhân danh Nhà nước thực hiện quyền tư pháp. Tòa án nhân dân có trách nhiệm bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Hệ thống Tòa án Nhân dân Việt Nam bao gồm 5 loại tòa án sau:
1. Tòa án nhân dân tối cao;
2. Tòa án nhân dân cấp cao (3 tòa án cấp cao ba miền Bắc, Trung, Nam);
3. Tòa án nhân dân cấp tỉnh (63 Tòa án cấp tỉnh);
4. Tòa án nhân dân quận (710 Tòa án quận);
5. Tòa án quân sự (3 loại).
Việc hiểu về hệ thống Tòa án Nhân dân Việt Nam sẽ giúp bạn xác định được những bước đi phù hợp khi đưa vụ việc ra tòa xét xử ở Việt Nam.
I. TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN, QUẬN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TỈNH VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG (“TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN”)
Nhiệm vụ, quyền hạn: Tòa án nhân dân huyện có thẩm quyền (i) xét xử sơ thẩm theo quy định của pháp luật và (ii) giải quyết các vấn đề khác theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức:
(i) Tòa án nhân dân huyện có thể có Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa gia đình và người chưa thành niên, Tòa xử lý hành chính. Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Căn cứ quy định này, thực tế xét xử ở mỗi Tòa án nhân dân huyện, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc tổ chức Tòa chuyên trách.
(ii) Bộ máy giúp việc
II. TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH VÀ THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG (“TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH”)
Nhiệm vụ, quyền hạn: Tòa án nhân dân cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền sau đây:
1. Xét xử sơ thẩm vụ việc theo quy định của pháp luật.
2. Xét xử phúc thẩm thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật.
3. Kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân huyện khi phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của luật tố tụng thì kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, kháng nghị.
4. Giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Ủy ban Thẩm phán.
b) Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên.
Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Căn cứ quy định này và yêu cầu thực tế xét xử ở mỗi Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc tổ chức các Tòa chuyên trách.
c) Bộ máy giúp việc.
Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm Chánh án, Phó Chánh án và một số Thẩm phán. Số lượng thành viên của Ủy ban Thẩm phán do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Phiên họp Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Chánh án chủ trì.
2. Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Thảo luận về việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Thảo luận báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với Tòa án nhân dân tối cao và Hội đồng nhân dân cùng cấp;
c) Tổng kết kinh nghiệm xét xử;
d) Thảo luận về kiến nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo yêu cầu của Chánh án.
Tòa án chuyên trách
Tòa án chuyên trách có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Sơ thẩm những vụ việc theo quy định của pháp luật.
2. Phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.
Bộ máy giúp việc
1. Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm có Văn phòng, phòng và các đơn vị tương đương.
2. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, phòng và các đơn vị tương đương thuộc bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
III. TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO
Nhiệm vụ, quyền hạn: Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền:
1. Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.
2. Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.
Cơ cấu tổ chức Tòa án nhân dân cấp cao
Tòa án nhân dân cấp cao
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Nghị quyết số 957/NQ-UBTVQH13 thành lập 03 (ba) Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 28 tháng 5 năm 2015.
- Tòa án nhân dân cấp cao Hà Nội có thẩm quyền xét xử đối với 28 tỉnh, thành phố, bao gồm Hà Nội, Hải Phòng, Hòa Bình, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
- Tòa án nhân dân cấp cao Đà Nẵng có thẩm quyền xét xử trên 12 tỉnh, thành phố, trong đó có thành phố Đà Nẵng và Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai , Kon Tum, Đắc Lắc.
- Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh có thẩm quyền lãnh thổ đối với 23 tỉnh, thành phố, bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Thuận, Ninh Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tây Ninh, Đăk Nông, Lâm Đồng, Hậu Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang, Kiên Giang.
- Văn phòng Tòa án Nhân dân Cấp cao Thành phố Hồ Chí Minh đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tòa án nhân dân cấp cao có một số Tòa chuyên trách (Tòa hình sự; Tòa dân sự; Tòa hành chính; Tòa kinh tế; Tòa lao động; Tòa gia đình và người chưa thành niên) có thẩm quyền xét xử phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.
Bộ máy giúp việc
1. Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp cao gồm có Văn phòng và các đơn vị khác.
2. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, các đơn vị khác thuộc bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp cao.
IV. TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Nhiệm vụ, quyền hạn: Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền:
1. Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của các Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.
2. Giám đốc việc xét xử của các Tòa án khác, trừ trường hợp do luật định.
3. Tổng kết thực tiễn xét xử của các Tòa án, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
4. Đào tạo; bồi dưỡng Thẩm phán, Hội thẩm, các chức danh khác của Tòa án nhân dân.
5. Quản lý các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự về tổ chức theo quy định của Luật này và các luật có liên quan, bảo đảm độc lập giữa các Tòa án.
6. Trình Quốc hội dự án luật, dự thảo nghị quyết; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết theo quy định của luật.
Cơ cấu tổ chức Tòa án nhân dân tối cao
Đọc thêm
- Tòa án SHTT chuyên trách: “Cuộc cách mạng” trong giải quyết tranh chấp SHTT tại Việt Nam
- Sản Xuất Chỉ Để Xuất Khẩu: Có Cấu Thành Xâm Phạm Nhãn Hiệu? Phán Quyết Từ Trung Quốc Và Thực Tiễn Tại Việt Nam
- Vụ kiện rượu vodka Stolichnaya tại Việt Nam: Đâu là những vấn đề pháp lý về sở hữu trí tuệ cần xem xét?
- Từ Trung Quốc đến Việt Nam: Hàng hóa tân trang: 4 điểm quan trọng và 4 vụ án điển hình mà doanh nghiệp cần biết
- Chống Xâm Phạm SHTT Hiệu Quả: Tại Sao Cần Bảo Hộ Dưới Nhiều Hình Thức Tại Việt Nam?
- Vụ Kiện Nhãn Hiệu Màu Sắc: Bài Học Quý Giá Nào Cho Doanh Nghiệp Việt Nam?
- Bảo vệ Nhãn hiệu phi truyền thống: Chiến lược cho Doanh nghiệp Việt
- Bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm sắp ra mắt: Làm thế nào để tối ưu?
- Nhãn hiệu của bạn bị từ chối bảo hộ tại Việt Nam? Tìm hiểu cách khiếu nại và giành chiến thắng