Chống Xâm Phạm SHTT Hiệu Quả: Tại Sao Cần Bảo Hộ Dưới Nhiều Hình Thức Tại Việt Nam?
Một sản phẩm có thể thỏa mãn các điều kiện để được bảo hộ dưới nhiều dạng quyền Sở hữu Trí tuệ (SHTT) như: Sáng chế, Kiểu dáng Công nghiệp, Nhãn hiệu và Bản quyền tại Việt Nam. Mỗi hình thức bảo hộ SHTT có những ưu điểm và phạm vi bảo hộ riêng biệt.
- Sáng chế: Bảo vệ tính năng và chức năng mới, sáng tạo của sản phẩm.
- Kiểu dáng công nghiệp: Bảo vệ hình thức bên ngoài, thẩm mỹ của sản phẩm.
- Nhãn hiệu: Bảo vệ logo, thương hiệu, tên gọi sản phẩm.
- Bản quyền: Bảo vệ các yếu tố sáng tạo, văn học, nghệ thuật được thể hiện trong sản phẩm (như hướng dẫn sử dụng, phần mềm, thiết kế đồ họa).
Việc kết hợp nhiều hình thức bảo hộ sẽ giúp bảo vệ toàn diện các khía cạnh khác nhau của sản phẩm. Do đó, ngoài việc nộp đơn đăng ký bảo hộ cho bao bì sản phẩm dưới dạng “Kiểu dáng Công nghiệp”, doanh nghiệp cần xem xét khả năng bảo hộ thêm cho sản phẩm của mình dưới các hình thức khác như “Nhãn hiệu”, “Sáng chế” hoặc “Bản quyền” để thiết lập cơ sở, công cụ pháp lý chống lại hành vi xâm phạm quyền SHTT một cách hiệu quả.
Việc đăng ký Nhãn hiệu, Kiểu dáng Công nghiệp và thậm chí Bản quyền cho “bao bì sản phẩm” đồng thời không chỉ giúp bảo vệ các yếu tố hình ảnh và thiết kế của sản phẩm mà còn giúp doanh nghiệp xây dựng một bộ công cụ pháp lý mạnh mẽ để xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHTT. Việc kết hợp đăng ký cả ba loại tài sản trí tuệ này sẽ tạo ra nhiều cơ sở pháp lý hơn để chống lại hành vi vi phạm quyền SHTT cũng như ngăn chặn các đối thủ sao chép sản phẩm một cách dễ dàng. Trong trường hợp sản phẩm bị sao chép hoặc làm nhái, doanh nghiệp có thể sử dụng một hoăc cả ba loại quyền SHTT này để yêu cầu các cơ quan thực thi của Việt Nam xử lý hành vi xâm phạm thông qua biện pháp hành chính (tịch thu sản phẩm vi phạm, tiêu hủy, xử phạt vi phạm hành chính), dân sự (yêu cầu bên vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại) hoặc hình sự.
Nếu chỉ dựa vào một hình thức bảo hộ duy nhất, doanh nghiệp có thể gặp rủi ro khi một số khía cạnh của sản phẩm không được bảo vệ đầy đủ hoặc thời gian chờ đợi thẩm định một số đối tượng như Nhãn hiệu tại Việt Nam là khá dài từ 15-20 tháng. Việc kết hợp nhiều hình thức bảo hộ sẽ giúp giảm thiểu rủi ro này và bảo vệ doanh nghiệp khỏi các tranh chấp pháp lý. Việc kết hợp nhiều hình thức bảo hộ SHTT là một chiến lược hiệu quả để bảo vệ sản phẩm một cách toàn diện, tăng cường khả năng cạnh tranh, thu hút đầu tư và mở rộng cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp.
Chi phí cho việc đăng ký bảo hộ cho thương hiệu dưới nhiều dạng quyền SHTT có thể tốn kém hơn so với việc chỉ đăng ký một hình thức bảo hộ, tuy nhiên, xét đến nhiều lợi ích mang lại, đặc biệt trong bối cảnh “đạo nhái” hoành hành, việc đăng ký bảo hộ sản phẩm dưới nhiều hình thức bảo hộ khác nhau tại Việt Nam là một chiến lược bảo vệ tài sản trí tuệ một cách hiệu quả.
Nguyễn Vũ Quân | Partner, IP Attorney
Vũ Thị Thu Uyên | Associate
Đọc thêm
- Bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm sắp ra mắt: Làm thế nào để tối ưu?
- Novartis AG Chiến Thắng Trong Hành Trình Bảo Vệ Sáng Chế Vildagliptin tại Việt Nam
- Những câu hỏi thường gặp về việc đăng ký sáng chế tại Việt Nam
- Kiện Xâm Phạm Sáng Chế Tại Việt Nam – Bài Học Gì Cho Doanh Nghiệp?
- Nhãn hiệu của bạn bị từ chối bảo hộ tại Việt Nam? Tìm hiểu cách khiếu nại và giành chiến thắng
- Làm Gì Nếu Nhãn Hiệu Của Bạn Bị Đăng ký Trái Phép Tại Việt Nam?
- Đăng Ký Nhãn Hiệu Với Dụng Ý Xấu – Làm Sao Chứng Minh Ý Định, Động Cơ Của Người Nộp Đơn
- Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam: 6 sai lầm cần tránh và bí quyết đăng ký thành công
- Phản đối đơn đăng ký Kiểu dáng Công nghiệp: Bí quyết nào để phản đối thành công?
- Những lưu ý nào khi tách đơn đăng ký Kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam ?
- Trên Cả Nguyên Tắc “Nộp đơn đầu tiên”: Bản Quyền Đã Thắng Trong Cuộc Chiến Nhãn Hiệu Tại Việt Nam Như Thế Nào?
- 6 lợi ích khi đăng ký bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam – Tại sao tác phẩm nên được đăng ký với Cục Bản quyền Tác giả Việt Nam?
- Bạn Có Thực Sự Hiểu Về Ý Kiến Chuyên Môn Của Viện KHSHTT Trong Việc Thực Thi Quyền SHTT Tại Việt Nam?