KENFOX IP & Law Office > Dịch vụ  > Việt Nam  > Nhãn hiệu  > Làm cách nào để báo cáo hành vi vi phạm quyền SHTT trên Shopee tại Việt Nam?

Làm cách nào để báo cáo hành vi vi phạm quyền SHTT trên Shopee tại Việt Nam?

Tải về

Shopee, Lazada và các trang web thương mại điện tử khác tại Việt Nam đang tích cực cải thiện việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) và xây dựng một môi trường thương mại điện tử an toàn hơn cho người tiêu dùng và chủ sở hữu thương hiệu. Shopee đã nỗ lực ngăn chặn hiệu quả hơn 33 triệu liên kết được đánh dấu có khả năng vi phạm quyền SHTT và tăng mức đình chỉ tài khoản người bán do vi phạm quyền sở hữu trí tuệ lên 140%. Trong năm ngoái, công ty KENFOX của chúng tôi đã đại diện cho các chủ sở hữu bản quyền tại Việt Nam để gửi yêu cầu gỡ bỏ sản phẩm xâm phạm quyền SHTT trên Lazada. Theo đó, gần 2.000 liên kết từ một tài khoản bán nước hoa vùng kín Foellie, một thương hiệu Hàn Quốc hướng tới người tiêu dùng Việt Nam, đã bị gỡ xuống.

Nếu bạn nghi ngờ rằng quyền sở hữu nhãn hiệu của mình đang bị vi phạm trên Shopee, hãy làm theo hướng dẫn này để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.

1. Kiểm tra, giám sát

Bước đầu tiên là bạn cần tích cực tham gia vào việc kiểm tra, giám sát thị trường Shopee. Xác định các liên kết chứa các quảng cáo, chào bán sản phẩm có khả năng vi phạm quyền SHTT của bạn.

2. Gửi biểu mẫu báo cáo xâm phạm SHTT

Khi đã xác định được các liên kết vi phạm, bước tiếp theo là gửi báo cáo chính thức đến Shopee. Điều này được thực hiện thông qua việc điền đầy đủ biểu mẫu báo cáo xâm phạm SHTT, có thể tìm thấy trên trang web chính thức của Shopee. Biểu mẫu yêu cầu cung cấp thông tin chi tiết về các liên kết vi phạm và tính chất của hành vi vi phạm, đảm bảo hiểu rõ về vấn đề đang diễn ra.

3. Giấy ủy quyền (nếu có)

Nếu bạn đại diện cho chủ thể quyền SHTT, và bạn không phải là chủ sở hữu, thì bạn phải cung cấp Giấy ủy quyền. Tài liệu này xác nhận rằng bạn có thẩm quyền hành động thay mặt chủ thể quyền SHTT, đảm bảo tính hợp pháp của việc báo cáo vi phạm.

4. Các hành vi xâm phạm

Shopee xử lý một số hình thức xâm phạm quyền SHTT, bao gồm:

  • Xâm phạm nhãn hiệu: Điều này xảy ra khi có hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu, tên thương mại hoặc hình thức thương mại giống hệt hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã đăng ký, ảnh hưởng đến vi việc nhận dạng, bao bì hoặc liên kết của sản phẩm.
  • Xâm phạm bản quyền: Việc sử dụng nội dung có bản quyền mà không được phép, chẳng hạn như hình ảnh hoặc mô tả, cũng cấu thành hành vi vi phạm.
  • Xâm phạm kiểu dáng công nghiệp: Liên quan đến việc sử dụng trái phép kiểu dáng đã đăng ký hoặc kiểu dáng gần giống với kiểu dáng được bảo hộ.
  • Xâm phạm sáng chế: Sử dụng trái phép sáng chế đã được cấp văn bẳng bảo hộ.

Cần phải hiểu rằng “sử dụng trái phép” có nghĩa là sử dụng tài sản trí tuệ mà không có sự đồng ý, cấp phép hoặc ủy quyền từ chủ thể quyền SHTT.

Shopee cam kết phối hợp chặt chẽ với cả người khiếu nại và người bị cáo buộc vi phạm để đảm bảo giải quyết khiếu nại một cách công bằng. Để hiểu chi tiết về chính sách của Shopee, hãy tham khảo Mục 8 trong Điều khoản dịch vụ của Shopee nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo rằng các liên kết sản phẩm của bạn, bao gồm hình ảnh và mô tả, không vi phạm quyền SHTT của người khác.

Khám phá Cổng thông tin sở hữu trí tuệ thương hiệu (IP) của Shopee.

Đối với những người muốn đơn giản hóa quy trình báo cáo hành vi xâm phạm quyền SHTT, Shopee cung cấp Cổng thông tin sở hữu trí tuệ thương hiệu. Nền tảng chuyên biệt này cho phép chủ sở hữu thương hiệu gửi tài liệu và báo cáo vi phạm một cách hiệu quả. Cổng thông tin được thiết kế để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều tra, giúp chủ sở hữu thương hiệu bảo vệ tài sản trí tuệ của mình trên Shopee dễ dàng hơn.

Lời kết

Các nền tảng thương mại điện tử như Shopee mang lại cơ hội quý giá và sự tiện lợi, kết nối doanh nghiệp và người tiêu dùng, nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ trong việc bảo vệ SHTT. Những người bán hàng lừa đảo trên các nền tảng này thường bán cả hàng giả và hàng thật mà họ không có quyền sở hữu để nhanh chóng trục lợi và biến mất khi gặp khách hàng. Để tạo ra sự tin cậy và trải nghiệm tích cực cho người tiêu dùng, những kẻ lừa đảo thường sử dụng các đánh giá giả mạo cho sản phẩm của mình. Thủ đoạn này khiến cho các liên kết của chúng trở nên hợp pháp và đáng tin cậy hơn, gây hiểu lầm cho người tiêu dùng và khiến họ mua hàng giả. Chính phủ Việt Nam đang nỗ để kiểm soát hành vi vi phạm quyền SHTT trên môi trường số. Bằng cách thực hiện các bước trên, chủ sở hữu thương hiệu có thể chủ động tiến hành các biện pháp bảo vệ thương hiệu của mình trên nền tảng Shopee.

By Nguyen Vu QUAN

Partner & IP Attorney

Đọc thêm: