KENFOX IP & Law Office > Dịch vụ  > Việt Nam  > SHTT  > Bản quyền  > Làm thế nào để đăng ký quyền tác giả tại Việt Nam?

Làm thế nào để đăng ký quyền tác giả tại Việt Nam?

Tải về

Bạn không cần phải nộp đơn đăng ký quyền tác giả để được bảo vệ quyền tác giả tại Việt Nam. Theo Công ước Berne mà Việt Nam là thành viên và Các quy định về quyền tác giả tại Việt Nam, quyền tác giả là một quyền tự động được xác lập mà không cần đăng ký, có nghĩa là tác giả hoặc người sáng tạo ra tác phẩm sẽ được hưởng quyền tác giả ngay sau khi hoàn thành tác phẩm gốc. Mặc dù vậy, chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ muốn tiến hành kinh doanh tại Việt Nam hoặc có ý định kinh doanh, nên ưu tiên đăng ký quyền tác giả tại Việt Nam. Đăng ký quyền tác giả, trong một chừng mực nhật định, được coi là công cụ mạnh mẽ và hiệu quả để bảo vệ nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam.

Để biết lý do tại sao bạn nên đăng ký quyền tác giả tại Việt Nam, vui lòng xem bài viết của chúng tôi có tựa đề “6 lợi ích khi đăng ký bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam – Tại sao tác phẩm nên được đăng ký với Cục Bản quyền Tác giả Việt Nam?” và “Quyền tác giả – vũ khí công hiệu trong ngăn chặn xâm phạm nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam”.

1. Tác giả của tác phẩm có thể là công ty, tổ chức không?

Không, “tác giả” của tác phẩm phải là thể nhân, không được là công ty, tổ chức. Theo các quy định về quyền tác giả tại Việt Nam, [tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học]. Vì vậy, không giống như các nước khác, theo các quy định về quyền tác giả tại Việt Nam, tác giả của tác phẩm phải là thể nhân chứ không phải là công ty, tổ chức. Nói cách khác, quyền tác giả của một tác phẩm phải là tác giả con người. Điều này có thể gây khó khăn cho việc đăng ký tác phẩm được thuê sáng tạo nếu nhân viên trước đây được ủy quyền tạo ra tác phẩm đó rời công ty. Điều quan trọng cần lưu ý rằng, để nộp đơn đăng ký quyền tác giả tại Việt Nam, người nộp đơn (nếu không phải là tác giả) phải nộp 2 tài liệu là “Giấy chuyển nhượng quyền tác giả ” của tác giả cho người nộp đơn và “Tuyên bố của tác giả ”. Vì vậy, như một chiến lược nhằm tránh rắc rối trong việc đăng ký quyền tác giả sau này, bạn nên (i) chuẩn bị tất cả thông tin liên hệ sẵn có và đầy đủ của người được ủy quyền tạo ra tác phẩm và (ii) ký trước các tài liệu cần thiết để đăng ký quyền tác giả tại Việt Nam. Trên hết, đó là cách tốt nhất để đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm được thuê sáng tạo sớm nhất nếu bạn đang kinh doanh hoặc có ý định kinh doanh tại Việt Nam.

2. Tác phẩm có được đồng tác giả không?

Có. Nếu hai hoặc nhiều hơn hai tác giả cùng tạo ra một tác phẩm thì tác phẩm đó được coi là đồng tác giả, hoặc được coi là tác phẩm “đồng tác giả”. Điều 38.1 Luật SHTT Việt Nam quy định các đồng tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để cùng sáng tạo ra tác phẩm có chung các quyền quy định tại Điều 19 (quyền nhân thân) và Điều 20 (quyền tài sản) của Luật này đối với tác phẩm đó.

Đối với tác phẩm hợp tác có sự tham gia của nhiều tác giả, Luật SHTT hiện hành của Việt Nam không quy định rõ ràng về mức độ đóng góp của mỗi tác giả trong việc tạo ra tác phẩm hợp tác. Tuy nhiên, quy định chung là mỗi tác giả đồng sở hữu các quyền nhân thân và quyền tài sản có thể khai thác hoặc sử dụng độc lập các quyền của mình với điều kiện việc sử dụng độc lập đó có thể được tách rời và không làm phương hại đến các phần tác phẩm của các đồng tác giả khác. Vì vậy, để tránh tranh chấp về quyền sử dụng, khai thác tác phẩm đồng tác giả, tốt nhất bạn nên soạn thảo thỏa thuận đồng tác giả chặt chẽ và rõ ràng trước khi cùng nhau tạo ra tác phẩm. Thỏa thuận đồng tác giả nên bao gồm những điều sau đây:

Mục tiêu hợp tác;

Đóng góp của mỗi tác giả (để xác định tiền bản quyền và hoa hồng sẽ được trả nếu tác phẩm sau đó được xuất bản hoặc bán, cũng như tỷ lệ phần trăm tiền bản quyền và hoa hồng sẽ được chia đều hoặc dựa trên đóng góp của mỗi tác giả);

Nguyên tắc về quyền tác giả;

Các tình huống dự phòng và chiến lược truyền thông;

Phương pháp giải quyết xung đột (thu hồi quyền đồng tác giả (Nếu tác phẩm được tạo ra với sự cộng tác, liệu chúng có còn là tài sản của các tác giả còn lại sau khi một trong số các tác giả rời đi), xung đột lợi ích, v.v..)

3. Ai có thể đăng ký quyền tác giả tại Việt Nam?

Quyền tác giả có thể được đăng ký tại Việt Nam bởi:

(i) Tác giả hoặc đồng tác giả của tác phẩm;

(ii) Tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc ký kết hợp đồng với tác giả;

(iii) Người thừa kế của các tác giả;

(iv) Bên chuyển nhượng quyền đối với tác phẩm; hoặc

(v) Nhà nước, trong một số trường hợp nhất định.

Điều quan trọng cần lưu ý là nếu tác phẩm do người lao động tạo ra, thì người sử dụng lao động là “chủ sở hữu” quyền tác giả và có quyền nắm giữ mọi quyền tài sản và một trong bốn quyền nhân thân (là quyền công bố tác phẩm của mình hoặc ủy quyền cho người khác công bố tác phẩm của mình), trừ trường hợp có thoả thuận khác. Vì vậy, việc đăng ký quyền tác giả phải được nộp dưới tên của người sử dụng lao động.

4. Đăng ký quyền tác giả tại Việt Nam cần những tài liệu gì?

Để đăng ký quyền tác giả, các thông tin/tài liệu sau đây cần phải cung cấp cho chúng tôi:

STTCác tài liệuThể nhân nước ngoàiPháp nhân nước ngoài
1Giấy tờ tùy thân của người nộp đơnBản sao có công chứng hộ chiếu của tác giảBản sao có công chứng Giấy phép kinh doanh
2Tuyên bố của tác giả

(hoặc Giấy cam kết)

Tuyên bố tác giả cam kết sáng tạo ra tác phẩm một cách độc lập và không đạo văn/sao chép tác phẩm của cá nhân, tổ chức khác.
3
Quyết định giao nhiệm vụ
Văn bản chứng minh tác phẩm của tác giả là dựa trên nhiệm vụ được giao trong trường hợp tác phẩm được ủy thác.
4Giấy chuyển nhượng quyền tác giả  (hoặc Thỏa thuận chuyển nhượng)Giấy chuyển nhượng bản quyền từ (các) tác giả cho người nộp đơn trong trường hợp tác phẩm được ủy quyền.
5Mẫu của tác phẩmMẫu trên bản cứng hoặc bản mềm; Thông tin về nơi tác phẩm được tạo ra và hoàn thành, ngày và địa điểm xuất bản tác phẩm đầu tiên.
6 Giấy ủy quyềnVăn bản được người nộp đơn bản quyền ký để chỉ định KENFOX nộp đơn và thực hiện mọi hành động cần thiết cho đơn đăng ký quyền tác giả tại Cục bản quyền tác giả Việt Nam.
7Tài liệu khácGiấy chứng nhận về việc thừa kế, mua lại hoặc nhận tài sản nếu có liên quan.

5. Có thể đăng ký quyền tác giả ở đâu?

Tất cả các loại tác phẩm đều được đăng ký tại Cục Bản quyền tác giả Việt Nam (Cục BQTG) trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Người đăng ký quyền tác giả cũng có thể nộp đơn đăng ký quyền tác giả tới hai văn phòng đại diện của Cục BQTG tại Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Thành phố Đà Nẵng. Chi tiết liên hệ được cung cấp dưới đây:

Cục Bản quyền tác giả Việt Nam

Trụ sở chính:     33 ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội;

Sđt:                   (84) 243 8236908; Fax: (84) 243 8432630

E-mail:              cbqtg@hn.vnn.vn

Website:            http://www.cov.gov.vn/

Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ:              170 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3.

Sđt:                   (84) 283 930 8086; Fax: (84) 283 930 8087

E-mail:              covhcm@vnn.vn

Văn phòng đại diện tại Thành phố Đà Nẵng

Địa chỉ:             Số 01, Đường An Nhơn 7, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, Đà Nẵng.

Sđt:                   (84) 2511.3606967;

E-mail:             covdanang@vnn.vn

6. Chi phí đăng ký quyền tác giả tại Việt Nam là bao nhiêu?

Phí đăng ký quyền tác giả được cung cấp theo Thông tư 211/2016/TT-BTC xác định theo loại tác phẩm

STTLoại hình tác phẩmMức thu
(đồng/Giấy chứng nhận)
IĐăng ký quyền tác giả
1

a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác (gọi chung là loại hình tác phẩm viết);

b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

c) Tác phẩm báo chí;

d) Tác phẩm âm nhạc;

đ) Tác phẩm nhiếp ảnh.

100.000
2

a) Tác phẩm kiến trúc;

b) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học.

300.000
3

a) Tác phẩm tạo hình;

b) Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.

400.000
4

a) Tác phẩm điện ảnh;

b) Tác phẩm sân khấu được định hình trên băng, đĩa.

500.000
5Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu hoặc các chương trình chạy trên máy tính600.000
IIĐăng ký quyền liên quan đến tác gi
1

Cuộc biểu diễn được định hình trên:

a) Bản ghi âm;

b) Bản ghi hình;

c) Chương trình phát sóng.

200.000

300.000

500.000

2Bản ghi âm200.000
3Bản ghi hình300.000
4Chương trình phát sóng500.000

7. Mất bao lâu để có được giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả tại Việt Nam?

Sau khi hoàn tất hồ sơ đăng ký, người nộp đơn sẽ nhận được biên nhận nộp hồ sơ chính thức của Cục BQTG. Sau khi nộp đơn, người nộp đơn sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký khoảng 20 ngày làm việc sau đó. Nếu thiếu bất kỳ tài liệu nào hoặc cần phải làm rõ, người nộp đơn sẽ có thêm một tháng để hoàn thành thủ tục.

8. Thời hạn bảo hộ dành cho chủ sở hữu quyền tác giả là bao lâu?

STTLoại hình tác phẩmThời hạn bảo hộ
1

a)         Tác phẩm điện ảnh

b)        Tác phẩm nhiếp ảnh,

c)         Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, và

d)        Tác phẩm khuyết danh

  • 75 năm kể từ ngày xuất bản lần đầu tiên, hoặc
  • 100 năm kể từ ngày ghi hình nếu tác phẩm đó (trừ tác phẩm khuyết danh) chưa được công bố trong vòng 25 năm kể từ ngày ghi hình
2Đối với tác phẩm không quy định tại điểm a), b), c) và d) nêu trênSuốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả qua đời
3Đối với tác phẩm có đồng tác giảSuốt đời các đồng tác giả và 50 năm sau khi đồng tác giả cuối cùng qua đời

9. Khi nào cần đăng ký quyền tác giả tại Việt Nam?

Điều quan trọng cần nhớ là việc đăng ký đóng vai trò là bằng chứng cho tác phẩm của bạn kể từ ngày đăng ký. Do đó, bạn nên đăng ký càng sớm càng tốt để thiết lập bằng chứng trước khi tác phẩm của bạn bị vi phạm.

10. Lưu ý quan trọng khác

Tác phẩm ảnh có được tính phí theo số lượng ảnh không? 

Cục Bản quyền tác giả Việt Nam sẽ chỉ tính phí cho một đơn đăng ký quyền tác giả chứ không tính phí dựa trên số lượng hình ảnh trong một đơn đăng ký quyền tác giả .

 Đăng ký một tập hợp tác phẩm dưới một tên

Nếu có nhiều hình ảnh trong cùng một bộ ảnh, chúng có thể được đăng ký trong một đơn đăng ký bản quyền tác giả. 

Trong trường hợp nhiều mục tạo thành một tác phẩm tập thể lớn, thì có thể đăng ký tất cả các phần trong một đơn đăng ký bản quyền tác giả. Ví dụ: Một trang web và tác phẩm nghệ thuật. Một album nhạc hoàn chỉnh với lời bài hát và các tập tin midi. Một tập thơ duy nhất.

Trong trường hợp đó, tác phẩm sẽ được đăng ký với Cục Bản quyền tác giả Việt Nam dưới dạng một hạng mục, có một tên; điều này không ảnh hưởng đến quyền tác giả của tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào nhưng hãy đảm bảo điều này phù hợp với nhu cầu của bạn.

Xin lưu ý rằng vì quyền tác giả tồn tại dưới tên của tác giả hoặc công ty/ủy viên của tác phẩm nên tác phẩm của các tác giả, tổ chức hoặc sự hợp tác khác nhau cần phải được đăng ký riêng.

Đơn đăng ký quyền tác giả nộp trực tuyến và qua bưu điện

Không có phí bổ sung liên quan đến việc gửi đơn đăng ký bản quyền tác giả qua cổng thông tin của Cục BQTG và nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện với Cục BQTG.

 Hình ảnh đặc biệt

Trong trường hợp đơn đăng ký bản quyền tác giả của bạn có chứa hình ảnh của một người, Cục BQTG sẽ yêu cầu bạn nộp “thư ủy quyền” hoặc “thư chấp thuận” từ những người có hình ảnh trong đơn đăng ký quyền tác giả của bạn. Một lá thư như vậy phải nêu rõ ràng rằng cá nhân đó đồng ý cho bạn sử dụng hình ảnh của họ trong tác phẩm của bạn..

 Trích đoạn, trích dẫn, v.v.

Nếu tác phẩm của bạn có chứa những phần không phải do bạn sáng tạo, Cục BQTG sẽ yêu cầu bạn nộp bằng chứng về việc ủy quyền/cho phép sử dụng những phần đó. Sau đó, bạn phải xin phép bằng văn bản từ chủ sở hữu bản quyền của các phần được đề cập hoặc chọn xóa bất kỳ phần nào trong tác phẩm của bạn không hoàn toàn là do bạn sáng tạo theo Cục BQTG.

Các luật sư về bản quyền tác giả của KENFOX có chuyên môn pháp lý, kiến thức, kinh nghiệm cần thiết để khởi kiện và/hoặc bảo vệcho bạn trước những cáo buộc vi phạm bản quyền tác giả ở Việt Nam, dù là rất phức tạp. Vui lòng liên hệ với chúng tôi nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề bản quyền tại Việt Nam.

Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả tại Việt Nam

By Nguyen Vu QUAN
Partner & IP Attorney

Đọc thêm: