KENFOX IP & Law Office > Bài viết nổi bật  > Chiến Dịch Quyết Liệt Chống Hàng Giả RP7: Làm Sao Để Xử Lý Hiệu Quả Hành Vi Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Trí Tuệ tại Việt Nam?

Chiến Dịch Quyết Liệt Chống Hàng Giả RP7: Làm Sao Để Xử Lý Hiệu Quả Hành Vi Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Trí Tuệ tại Việt Nam?

Tải về

Thực trạng sản xuất, buôn bán, phân phối hàng giả ngày càng trở nên phức tạp, diễn ra khá ngang nhiên và công khai. Những kẻ sản xuất và phân phối hàng giả bộc lộ sự táo tợn trong việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, coi thường pháp luật khi những đối tượng này không còn giấu giếm hoặc cố gắng che đậy hành vi của mình, thay vào đó, tự tin đến mức sử dụng phương tiện đơn giản và dễ dàng nhận biết để vận chuyển sản phẩm giả.

1. Tình trạng xâm phạm tràn lan thương hiệu RP7

Vụ việc 1: Mới đây, ngày 23/4/2024, Công an quận 11, Tp. Hồ Chí Minh đã tạm giữ Tr.H. Th. (sinh năm 2001, cư trú tại quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh) vì liên quan đến các hành vi vận chuyển, tàng trữ và buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu. Trong quá trình trinh sát, Công an quận 11 đã phát hiện và bắt giữ Th. khi đang chở trên xe bao tải chứa 2.400 bình xịt dầu chống rỉ sét RP7 350g mang nhãn hiệu Selleys, không kèm theo hóa đơn chứng từ. Các sản phẩm này được xác định là hàng hóa giả mạo, vi phạm quy định của Nghị định 99/2013, đã được sửa đổi bởi Nghị định 126/2021, liên quan đến xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Th. cũng đã khai số hàng trên là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Selleys và mua số hàng này từ Công ty TNHH Soonwell Industrial để bán lại nhằm mục đích kiếm lời.

Thực trạng sản xuất, buôn bán, phân phối hàng giả ngày càng trở nên phức tạp, diễn ra khá ngang nhiên và công khai. Những kẻ sản xuất và phân phối hàng giả bộc lộ sự táo tợn trong việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, coi thường pháp luật khi những đối tượng này không còn giấu giếm hoặc cố gắng che đậy hành vi của mình, thay vào đó, tự tin đến mức sử dụng phương tiện đơn giản và dễ dàng nhận biết để vận chuyển sản phẩm giả.

Thực trạng sản xuất, buôn bán, phân phối hàng giả ngày càng trở nên phức tạp, diễn ra khá ngang nhiên và công khai. Những kẻ sản xuất và phân phối hàng giả bộc lộ sự táo tợn trong việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, coi thường pháp luật khi những đối tượng này không còn giấu giếm hoặc cố gắng che đậy hành vi của mình, thay vào đó, tự tin đến mức sử dụng phương tiện đơn giản và dễ dàng nhận biết để vận chuyển sản phẩm giả.

Vụ việc 2: Cũng liên quan đến thương hiệu RP7, trước đó, ngày 07/01/2023, Đội quản lý thị trường số 5 và các cơ quan liên quan đã kiểm tra một kho hàng tại số 32/32 đường D1, khu phố Thống Nhất 1, phường Dĩ An, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Trong quá trình kiểm tra, cơ quan chức năng đã phát hiện và tạm giữ nhiều sản phẩm có dấu hiệu vi phạm, bao gồm 1.188 chai xịt chống rỉ sét bôi trơn 175 gram mỗi chai, và 228 chai 159 gram mỗi chai, tất cả đều mang thương hiệu Selleys RP7.

Vụ việc 3: Ngày 22/06/2022, công an Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh đã bắt giữ một xe ô tô 16 chỗ chở 3.360 chai xịt tẩy rỉ sét và bôi trơn giả mạo thương hiệu Selleys RP7.

Vụ việc 4: Ngày 15/01/2021 tại Biên Hòa, công an TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã tiến hành kiểm tra hành chính và phát hiện ra gần 17.000 chai Selleys RP7 các loại bị làm giả. Sau khi làm việc với chủ hàng và xác minh thông tin với Nippon Paint Việt Nam, nhà sản xuất và phân phối độc quyền thương hiệu Selleys RP7 tại Việt Nam, đã xác định rằng tất cả các sản phẩm này đều là hàng giả.

Các cuộc truy quét, bắt giữ hàng giả liên tục trong các năm qua cho thấy các quan thực thi đang nỗ lực từng ngày trong cuộc chiến chống hàng giả. Tuy nhiên, bức tranh này cho thấy một thực trạng khác: một bộ phận không nhỏ các hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả đang diễn ra một cách trắng trợn, đòi hỏi phải có sự can thiệp mạnh mẽ hơn từ phía các cơ quan thực thi pháp luật để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng và bảo vệ thương hiệu chính hãng.

Dưới góc độ là đại diện về SHTT, KENFOX IP & Law Office giới thiệu các biện pháp bảo vệ, thực thi quyền SHTT để các chủ thể quyền SHTT hiểu, áp dụng để bảo vệ hiệu quả quyền SHTT của họ tại Việt Nam.

2. Các biện pháp bảo vệ, thực thi quyền SHTT

Tổng quan

Bảo vệ quyền SHTT là việc các cơ quan nhà nước và chủ thể quyền SHTT sử dụng các biện pháp pháp lý để bảo vệ quyền sở hữu các đối tượng SHTT của mình, chống lại mọi sự xâm phạm để đảm bảo tính nguyên vẹn quyền sở hữu các đối tượng này. Bảo vệ quyền SHTT không chỉ là ngăn ngừa các hành vi xâm phậm quyền SHTT xảy ra trên thực tế, mà còn là việc xử lý, giải quyết khi có xâm phạm nhằm chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại.

Các biện pháp bảo vệ, thực thi quyền SHTT

Để tăng cường linh hoạt trong bảo vệ, thực thi quyền SHTT, Luật SHTT quy định nhiều biện pháp bảo vệ quyền SHTT.Có thể chia các biện pháp bảo vệ quyền SHTT thành 2 loại dựa trên cơ sở các “chủ thể” thực hiện hành vi bảo vệ quyền SHTT:

[1] Biện pháp tự bảo vệ

Biện pháp tự bảo vệ quyền SHTT là các biện pháp do chính chủ thể quyền SHTT thực hiện, như được quy định tại Điều 198 Luật SHTT. Đây là biện pháp thể hiện cao nhất sự tự định đoạt của các chủ thể trong quan hệ pháp luật, cho phép họ chủ động bảo vệ, mà không phụ thuộc vào bất kỳ thủ tục pháp lý nào. Pháp luật trao cho các chủ thể quyền SHTT (chủ sở hữu quyền SHTT hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu quyền SHTT chuyển giao quyền SHTT) quyền tự bảo vệ trước các hành vi xâm phạm.

Điều 198 Luật SHTT quy định về quyền tự bảo vệ của các chủ thể quyền SHTT. Theo đó, chủ thể quyền SHTT có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền SHTT của mình:

(i)    Áp dụng biện pháp công nghệ bảo vệ quyền, đưa thông tin quản lý quyền hoặc áp dụng các biện pháp công nghệ khác nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền SHTT;

(ii)   Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền SHTT phải chấm dứt hành vi xâm phạm, gỡ bỏ và xóa nội dung vi phạm trên môi trường mạng viễn thông và mạng Internet, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;

(iii)  Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

(iv)  Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

[2] Biện pháp pháp lý do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện

Biện pháp dân sự

Biện pháp dân sự có thể được áp dụng để xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHTT, theo yêu cầu của chủ thể quyền hoặc của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại bởi hành vi đó. Biện pháp dân sự có thể được sử dụng ngay cả khi hành vi xâm phạm đã hoặc đang được xử lý thông qua biện pháp hành chính hoặc hình sự. Thủ tục để yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự, cũng như thẩm quyền và các quy trình liên quan, được điều chỉnh theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Tùy từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể áp dụng những biện pháp sau đây:

(i)   Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;

(ii)  Buộc xin lỗi, cải chính công khai;

(iii) Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;

(iv) Buộc bồi thường thiệt hại;

(v) Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền SHTT với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền SHTT

Biện pháp hành chính

Biện pháp hành chính được áp dụng để xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHTT khi rơi vào các trường hợp được quy định tại Điều 211 của Luật SHTT. Việc áp dụng biện pháp hành chính có thể được thực hiện theo yêu cầu của chủ thể quyền, cá nhân hoặc tổ chức bị thiệt hại, cá nhân hoặc tổ chức phát hiện hành vi xâm phạm, hoặc do cơ quan có thẩm quyền chủ động phát hiện hành vi vi phạm.

Hình thức, mức phạt, thẩm quyền, thủ tục xử phạt hành vi xâm phạm và các biện pháp khắc phục hậu quả tuân theo quy định của Luật SHTT và pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quyền tác giả và quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng. Biện pháp này áp dụng đối với hành vi xâm phạm nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Biện pháp này do cơ quan công an, quản lý thị trường, thanh tra, hải quan và ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thực hiện.

Biện pháp hình sự

Biện pháp hình sự được áp dụng để bảo vệ quyền SHTT, quy định tại Điều 212 là nhằm xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHTT được coi là tội phạm theo Bộ luật Hình sự. Mục tiêu của biện pháp hình sự là truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi có yếu tố cấu thành tội phạm, với thẩm quyền, trình tự và thủ tục tuân thủ pháp luật tố tụng hình sự. Cá nhân, pháp nhân thương mại thực hiện hành vi xâm phạm quyền SHTT có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi bổ sung năm 2017, đã nâng cao mức độ nghiêm khắc trong xử lý các vi phạm về SHTT, qua đó bảo vệ quyền và lợi ích của tác giả và chủ sở hữu. Cụ thể, luật định hai tội danh: Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan (Điều 225) và Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226). 

3. Các vấn đề pháp lý liên quan đến vụ hàng giả RP7: Áp dụng thế nào?

3.1. Hành vi vận chuyển, tàng trữ, buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu: Bị xử lý như thế nào?

Theo các quy định hiện hành, chủ sở hữu nhãn hiệu “RP7” có thể yêu cầu cơ quan thực thi có thẩm quyền áp dụng các chế tài hành chính, dân sự, hoặc hình sự đối với hành vi vận chuyển, tàng trữ, và buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu “RP7” nêu trên. Chế tài áp dụng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và bản chất của hành vi xâm phạm:

  • Chế tài hành chính: Như xử phạt tiền, tịch thu hàng hóa giả mạo, tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
  • Chế tài dân sự: Bao gồm các biện pháp như yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm, bồi thường thiệt hại, hoặc các biện pháp khắc phục khác.
  • Chế tài hình sự: Áp dụng trong trường hợp các hành vi xâm phạm phạm quyền SHTT được coi là tội phạm theo Bộ luật Hình sự.

3.2. Xử lý hình sự hành vi xâm phạm nhãn hiệu: Khi nào?

Cơ quan chức năng sẽ xem xét các yếu tố sau đây để áp dụng biện pháp hình sự đối với hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:

[i] Cấu thành tội phạm: Đầu tiên, cơ quan chức năng sẽ xác định xem hành vi có đủ yếu tố cấu thành tội phạm không. Cấu thành tội phạm bao gồm các yếu tố như hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả của hành vi, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, công cụ, phương tiện, hoàn cảnh phạm tội, và mặt chủ quan của tội phạm.

[ii] Xâm phạm quyền nhãn hiệu: Theo quy định tại Điều 226.1 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, chỉ xử lý hình sự đối với các hành vi cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến 2 đối tượng là “nhãn hiệu” và “chỉ dẫn địa lý” đang được bảo hộ tại Việt Nam.

Điều 226.1 của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 tại Việt Nam quy định rằng các hành vi “cố ý” xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ, khi thực hiện trên “quy mô thương mại” và “đạt mức thu lợi bất chính” hoặc “gây thiệt hại tài chính nhất định”, sẽ bị xử lý hình sự. Cụ thể, hành vi này bị xử lý hình sự khi:

  • Thu lợi bất chính từ 1000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.
  • Gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
  • Giá trị hàng hóa vi phạm từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Như vậy, để hành vi xâm phạm nhãn hiệu bị xử lý hình sự theo Điều 226.1 của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, bốn điều kiện sau cần được thỏa mãn:

(a)  Tính chất của hàng hóa: Phải là “hàng hóa giả mạo” nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam. Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu hoặc dấu hiệu hoặc tem, nhãn có chứa các dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức khó phân biệt với nhãn hiệu đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu (Điều 213.2 Luật SHTT 2022).

(b) Tính “cố ý” của hành vi: Hành vi xâm phạm phải có tính “cố ý”. Người phạm tội phải biết rằng họ đang thực hiện hành vi xâm phạm nhãn hiệu một cách có ý thức và có chủ ý, không phải vô ý hoặc tình cờ.

(c)  Quy mô thương mại: Hành vi xâm phạm phải được thực hiện trên “quy mô thương mại”. Điều này bao gồm việc phân phối, sản xuất, hoặc buôn bán hàng hóa giả mạo với mục đích kinh doanh và thu lợi nhuận.

(d) Mức thu lợi bất chính hoặc gây thiệt hại tài chính nhất định: Phải đạt mức thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, hoặc giá trị hàng hóa vi phạm từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Nếu tất cả các điều kiện này đều được thỏa mãn, hành vi xâm phạm nhãn hiệu có thể bị xem xét để truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp không đáp ứng các ngưỡng về thu lợi hoặc thiệt hại tài chính nêu trên, hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu có thể chỉ bị xử lý bằng biện pháp hành chính.

[iii] Tính nghiêm trọng của hành vi: Cơ quan chức năng sẽ đánh giá mức độ nguy hiểm và tác động của hành vi đối với quyền SHTT. Tùy thuộc vào tính chất và mức độ thể hiện của hành vi, biện pháp hình sự có thể được áp dụng từ việc cảnh cáo, xử phạt đến truy cứu trách nhiệm hình sự.

[vi] Chứng cứ và bằng chứng: Cơ quan chức năng sẽ thu thập và xem xét các chứng cứ và bằng chứng liên quan đến hành vi xâm phạm quyền SHTT. Điều này bao gồm việc kiểm tra hồ sơ, tài liệu, chứng từ, và thông tin từ các bên liên quan.

KENFOX IP & Law Office, với kinh nghiệm thực tiễn và chuyên môn sâu rộng, đã và đang hỗ trợ thành công cho nhiều chủ thể quyền SHTT trong việc xử lý, thực thi quyền SHTT. Vui lòng liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần một đại diện SHTT chuyên nghiệp xử lý hiệu quả các hành vi xâm phạm quyền SHTT tại Việt Nam.

By Nguyen Vu QUAN