KENFOX IP & Law Office > Articles posted by Vu Thu Uyen (Page 4)

Nhãn hiệu chữ Trung Quốc: Vẫn được bảo hộ hay đã “hết thời”?

Tải về Câu hỏi này đang thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp và cá nhân sử dụng nhãn hiệu chứa chữ Trung Quốc tại Việt Nam. Trước năm 2005, các nhãn hiệu chỉ có chữ Trung Quốc vẫn được xem là có khả năng phân biệt tự thân và được cấp Văn bằng bảo hộ (“VBBH”) nếu đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện bảo hộ. Việc bảo hộ nhãn hiệu chỉ chứa chữ Trung Quốc phù hợp với quy định về pháp luật Sở hữu Công nghiệp (“SHCN”) có hiệu lực từ năm 1982 đến năm 2005. Tuy nhiên,...

Continue reading

Xử lý xâm phạm quyền SHTT tại Việt Nam: Biện pháp nào hiệu quả?

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là việc các cơ quan nhà nước và chủ thể quyền SHTT sử dụng các biện pháp pháp lý để bảo vệ quyền sở hữu các đối tượng SHTT của mình, chống lại mọi sự xâm phạm để đảm bảo tính nguyên vẹn quyền sở hữu các đối tượng này. Bảo vệ quyền SHTT không chỉ là ngăn ngừa các hành vi xâm phậm quyền SHTT xảy ra trên thực tế, mà còn là việc xử lý, giải quyết khi có xâm phạm nhằm chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi...

Continue reading

Làm Gì Nếu Nhãn Hiệu Của Bạn Bị Đăng ký Trái Phép Tại Việt Nam?

Nguyên tắc “nộp đơn đầu tiên” đã và đang bị bên thứ ba lạm dụng như một công cụ tinh vi để “đăng ký đầu cơ” và “chiếm đoạt quyền nhãn hiệu” của các chủ sở hữu đích thực tại Việt Nam. Vấn nạn đầu cơ nhãn hiệu, hay còn gọi là đánh cắp tài sản trí tuệ của doanh nghiệp nước ngoài, đã trở thành một xu hướng tiêu cực và nguy hiểm. Ngày càng có nhiều chủ sở hữu nhãn hiệu bày tỏ sự bức xúc khi phát hiện nhãn hiệu của mình đã bị người khác nộp...

Continue reading

Chiến Thuật Evergreening: Kéo Dài Bảo Hộ Sáng Chế, Đổi Mới Hay Cản Trở?

“Evergreening” trong bối cảnh sở hữu trí tuệ (SHTT), đặc biệt là trong lĩnh vực sáng chế, là một thuật ngữ dùng để chỉ chiến lược mà các công ty, thường là trong ngành dược phẩm, sử dụng để kéo dài quyền độc quyền thương mại của một sản phẩm thông qua việc đăng ký các bằng sáng chế mới cho các sửa đổi nhỏ, cải tiến hoặc ứng dụng mới của một sản phẩm hiện có. Các bằng sáng chế này thường không dựa trên các giải pháp kỹ thuật hoàn toàn mới, mà là những thay đổi nhỏ...

Continue reading

5 Bí Mật Pháp Lý Để Bảo Vệ Hiệu Quả Giải Pháp Hữu Ích Mà Bạn Cần Biết

Tải về Bạn có ý tưởng đột phá hoặc giải pháp kỹ thuật mới mẻ tại Việt Nam và muốn bảo vệ chúng mà không bị vướng mắc bởi các yêu cầu nghiêm ngặt của bảo hộ sáng chế thông thường? Cân nhắc việc đăng ký bảo hộ dưới hình thức "Giải pháp hữu ích (GPHI)" có thể là giải pháp lý tưởng để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) của bạn. Đăng ký bảo hộ các sáng tạo, cải tiến (giải pháp) kỹ thuật dưới hình thức GPHI là phương thức đơn giản và nhanh chóng để bảo...

Continue reading

Chứng minh người nộp đơn “biết” hoặc “có cơ sở để biết” trong các vụ việc đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu như thế nào?

Việc chứng minh người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đã “biết” hoặc “có cơ sở để biết” đến nhãn hiệu của chủ sở hữu nhãn hiệu đích thực theo quy định tại Điều 34.2 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN trong trường hợp nộp đơn có dụng ý xấu là không đơn giản. Pháp luật về Sở hữu Trí tuệ của Việt Nam không thiết lập các quy định cụ thể về các tài liệu cần cung cấp cho mục đích chứng minh. Tuy nhiên, trên cơ sở các vụ tranh chấp nhãn hiệu được đăng ký với “dụng ý xấu” đã...

Continue reading

Lợi Dụng Uy Tín, Danh Tiếng Của Chủ Nhãn Hiệu Đích Thực: Chứng Minh Thế Nào?

Việc chứng minh rằng bên thứ ba đã lợi dụng danh tiếng, uy tín của chủ nhãn hiệu đích thực không đơn giản, đòi hỏi cách tiếp cận toàn diện nhằm thu thập và khai thác hiệu quả các chứng cứ trong các vụ tranh chấp quyền nhãn hiệu, đặc biệt là các vụ việc nhãn hiệu bị đăng ký với dụng ý xấu. KENFOX IP & Law Office cung cấp hướng dẫn theo các bước dưới đây để giúp chủ sở hữu nhãn hiệu đích thực trong việc chứng minh hành vi lợi dụng uy tín, danh tiếng đối...

Continue reading

Chiến Dịch Quyết Liệt Chống Hàng Giả RP7: Làm Sao Để Xử Lý Hiệu Quả Hành Vi Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Trí Tuệ tại Việt Nam?

[vc_row triangle_shape="no"][vc_column][vc_column_text] Tải về Thực trạng sản xuất, buôn bán, phân phối hàng giả ngày càng trở nên phức tạp, diễn ra khá ngang nhiên và công khai. Những kẻ sản xuất và phân phối hàng giả bộc lộ sự táo tợn trong việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, coi thường pháp luật khi những đối tượng này không còn giấu giếm hoặc cố gắng che đậy hành vi của mình, thay vào đó, tự tin đến mức sử dụng phương tiện đơn giản và dễ dàng nhận biết để vận chuyển sản phẩm giả. 1. Tình trạng xâm phạm...

Continue reading

Chứng minh dụng ý xấu: Bài học nào cần rút ra để đòi lại nhãn hiệu tại Việt Nam?

Đòi lại nhãn hiệu thông qua thủ tục phản đối hay hủy bỏ hiệu lực khi bị bên thứ ba đăng ký chiếm giữ là hành trình chưa bao giờ đơn giản, đặc biệt, trong bối cảnh, chủ nhãn hiệu đích thực chưa kịp đăng ký nhãn hiệu tại thị trường mà họ hướng đến. Tuy nhiên, một Công ty của Thổ Nhĩ Kỳ đã thành công trong cuộc chiến giành lại nhãn hiệu của họ thông qua thủ tục hủy bỏ hiệu lực nhãn hiệu khi bị bên thứ ba đăng ký với dụng ý xấu tại Liên minh...

Continue reading

Giám định xâm phạm quyền Sở hữu Trí tuệ tại Việt Nam: Bốn điểm quan trọng cần lưu ý

Khi nghi ngờ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) của mình bị xâm phạm, chủ thể quyền SHTT có thể nộp Đơn yêu cầu Viện Khoa học Sở hữu Trí tuệ (Viện KHSHTT) cung cấp ý kiến đánh giá hoặc ý kiến chuyên môn để xác định liệu có cấu thành yếu tố xâm phạm hay không. Sau khi xem xét tài liệu, bằng chứng được cung cấp, Viện KHSHTT sẽ đưa ra ý kiến đánh giá hoặc ý kiến chuyên môn bằng văn bản dưới dạng “Kết luận Giám định”. Kết luận giám định này đóng vai trò là bằng...

Continue reading