KENFOX IP & Law Office > Dịch vụ  > Việt Nam  > SHTT (Page 2)

Sản phẩm mới sắp ra mắt: Đừng để kiểu dáng sản phẩm bị “đánh cắp”!

Đối với các sản phẩm mà hình thức bên ngoài cung cấp một phần hoặc tất cả nhận dạng thương hiệu cho người tiêu dùng, việc bảo vệ hình dáng bề ngoài cũng quan trọng như bảo vệ nhãn hiệu. Sự thành công của một sản phẩm thường bị ảnh hưởng bởi hình dáng bên ngoài của nó. Trong xu thế người tiêu dùng thường hướng đến tính thẩm mỹ của sản phẩm, vẻ ngoài của một sản phẩm thường có thể tương đương hoặc đôi khi, còn quan trọng hơn chức năng của nó....

Continue reading

Bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm sắp ra mắt: Làm thế nào để tối ưu?

Trong 10 quốc gia thuộc khối ASEAN, Việt Nam được xem là thị trường trọng điểm cho nhiều doanh nghiệp nước ngoài, với tiềm năng phát triển to lớn. Chinh phục thị trường Việt Nam với sản phẩm mới là hành trình đầy tiềm năng, nhưng cũng không ít thách thức. Trong bối cảnh kinh doanh hiện nay, quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bảo vệ sáng tạo và thành quả nghiên cứu của doanh nghiệp. ...

Continue reading

Trên Cả Nguyên Tắc “Nộp đơn đầu tiên”: Bản Quyền Đã Thắng Trong Cuộc Chiến Nhãn Hiệu Tại Việt Nam Như Thế Nào?

Nộp đơn đầu tiên (First-to-file) không phải là nguyên tắc tuyệt đối, bất biến trong việc xác lập quyền đối với nhãn hiệu. Điều này có nghĩa rằng, ngay cả khi bạn là người nộp đơn đầu tiên, bạn sẽ không mặc nhiên trở thành chủ sở hữu nhãn hiệu mãi mãi. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu do Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (IP VIỆT NAM) cấp không tự động trở thành công cụ pháp lý bảo vệ bạn khỏi các cáo buộc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. ...

Continue reading

Những lưu ý nào khi tách đơn đăng ký Kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam ?

Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp (KDCN) có tầm quan trọng đặc biệt trong chiến lược kinh doanh của các nhà thiết kế và nhà sản xuất, vì việc sử dụng KDCN có thể nâng cao giá trị của sản phẩm có thiết kế độc đáo và thu hút khách hàng. Tại Việt Nam, KDCN có thể được bảo hộ bằng cách nộp đơn đăng ký KDCN tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (Cục SHTT). Trong trường hợp đơn KDCN đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ, người nộp đơn sẽ được cấp bằng độc quyền KDCN. ...

Continue reading

Xử lý xâm phạm quyền SHTT tại Việt Nam: Biện pháp nào hiệu quả?

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là việc các cơ quan nhà nước và chủ thể quyền SHTT sử dụng các biện pháp pháp lý để bảo vệ quyền sở hữu các đối tượng SHTT của mình, chống lại mọi sự xâm phạm để đảm bảo tính nguyên vẹn quyền sở hữu các đối tượng này. Bảo vệ quyền SHTT không chỉ là ngăn ngừa các hành vi xâm phậm quyền SHTT xảy ra trên thực tế, mà còn là việc xử lý, giải quyết khi có xâm phạm nhằm chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi...

Continue reading

Stream-Ripping: Việt Nam và Cuộc Chiến Chống Sao Chép Nội Dung Trực Tuyến

Tải về Bạn có biết rằng mỗi khi bạn tải nhạc hoặc video từ YouTube bằng các công cụ không chính thức, bạn đang tham gia vào một hoạt động có thể vi phạm bản quyền? Từ những bản nhạc, video đến các chương trình truyền hình được tải xuống mà không có sự cho phép của chủ sở hữu bản quyền, hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn thu và sự sáng tạo của các nghệ sĩ. "Stream ripping" (sao chép nội dung trực tuyến) không chỉ phổ biến ở...

Continue reading

Dịch vụ vi phạm bản quyền (PaaS: Piracy as a Service)

"PaaS" là viết tắt của "Dịch vụ vi phạm bản quyền". Đây là cách chơi chữ dựa trên thuật ngữ phổ biến hơn "Nền tảng như một dịch vụ" trong lĩnh vực công nghệ, đề cập đến việc cung cấp nền tảng cho phép khách hàng phát triển, chạy và quản lý ứng dụng mà không gặp phải sự phức tạp trong việc xây dựng và duy trì cơ sở hạ tầng thường liên quan đến việc phát triển và khởi chạy một ứng dụng. "Dịch vụ vi phạm bản quyền" đề cập đến các dịch vụ hoặc nền tảng tạo...

Continue reading

Bến an toàn (quyền miễn trừ trách nhiệm) – Safe habors

Trong lĩnh vực bản quyền, điều khoản “safe harbor” quy định miễn trừ trách nhiệm pháp lý cho các Nhà cung cấp dịch vụ Internet (Internet Service Provider - ISP) và các bên trung gian trực tuyến khác khỏi trách nhiệm pháp lý đối với các hoạt động vi phạm bản quyền của người dùng của họ, miễn là các bên trung gian này đáp ứng một số điều kiện nhất định. Các quy định này được thiết kế để cân bằng quyền lợi của chủ sở hữu bản quyền và thực tiễn vận hành của các dịch vụ trực...

Continue reading

Chặn quyền truy cập theo vị trí địa lý: Là gì và tại sao chúng ta cần biết?

Chặn quyền truy cập theo vị trí địa lý, hay còn được biết đến với tên gọi “geoblocking“, là hành động hạn chế quyền truy cập vào nội dung trên internet dựa trên vị trí địa lý của người dùng. Điều này thường được thực hiện bằng cách sử dụng công nghệ để xác định địa chỉ IP của người dùng, từ đó xác định được quốc gia hoặc khu vực mà họ đang truy cập internet. Dựa vào thông tin này, các nhà cung cấp nội dung có thể cho phép hoặc từ chối quyền truy cập của người...

Continue reading

Rò rỉ trước khi phát hành: Là gì và Tại sao chúng ta cần biết?

Thuật ngữ “Pre-release leaks” (“rò rỉ trước khi phát hành”) dùng để chỉ việc phát hành trái phép âm nhạc hoặc phương tiện khác trước ngày phát hành chính thức do nhà xuất hoặc nghệ sĩ ấn định. Những rò rỉ này có thể xảy ra qua nhiều kênh khác nhau và thường liên quan đến việc phân phối các tệp kỹ thuật số trực tuyến không có sự cho phép. Điều này cho phép người tiêu dùng truy cập và phân phối nhạc mới trước khi chính thức được phát hành, thường gây hại đến doanh số và làm...

Continue reading