KENFOX IP & Law Office > Dịch vụ (Page 11)

Cách tiếp cận để vượt qua từ chối bảo hộ Nhãn hiệu xin đăng ký tương tự với Nhãn hiệu đối chứng đã hết hiệu lực tại Việt Nam

Tải về Đảo ngược Quyết định từ chối bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam luôn không đơn giản. Quy trình thẩm định nhãn hiệu tại Việt Nam phải tuân thủ quy trình chặt chẽ, nhiều bước: Thời gian thẩm định nhãn hiệu tại Việt Nam theo luật định diễn ra khá dài, báo cáo thẩm định được chuẩn bị và xem xét bởi thẩm định viên thứ nhất, thẩm định viên thứ hai và cuối cùng được trình lên Giám đốc Trung tâm nhãn hiệu để phê duyệt, dẫn đến khả năng sai sót ít xảy ra. Tuy nhiên, mặt...

Continue reading

Luật SHTT sửa đổi năm 2022 của Việt Nam: 12 điều khoản quan trọng về sáng chế ảnh hưởng đến bạn như thế nào

Luật SHTT sửa đổi năm 2022 là sửa đổi lần thứ ba đối với luật SHTT ban đầu của Việt Nam được thông qua vào năm 2005, được sửa đổi vào năm 2009 và sau đó là năm 2019 (“Luật SHTT sửa đổi” hoặc “Luật SHTT năm 2022”). Luật SHTT 2022 của Việt Nam sẽ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2023, ngoại trừ các quy định về nhãn hiệu âm thanh có hiệu lực từ ngày 14 tháng 01 năm 2022 và các quy định về bảo hộ dữ liệu thử nghiệm đối với hóa chất...

Continue reading

Vì sao nhãn hiệu của tôi không còn hiệu lực tại Việt Nam? Thực trạng và khuyến nghị

Nhãn hiệu là một tài sản thiết yếu của doanh nghiệp vì nó mang lại giá trị và đóng vai trò là một dấu hiệu nhận biết độc đáo đối với chủ sở hữu thương hiệu. Nhãn hiệu là công cụ giao tiếp hiệu quả để truyền tải các thông điệp cũng như các thuộc tính trí tuệ và cảm xúc về bạn, công ty, và danh tiếng, sản phẩm và dịch vụ của công ty; nhãn hiệu giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy bạn, cho phép bạn sử dụng Internet và các phương tiện truyền thông xã...

Continue reading

5 câu hỏi để đánh giá liệu sản phẩm của bạn có xâm phạm sáng chế tại Việt Nam hay không?

Bạn là chủ bằng độc quyền sáng chế và nghi ngờ rằng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh đang sản xuất xâm phạm quyền đối với sáng chế được bảo hộ của bạn. Trong một tình huống khác, bạn có sản phẩm muốn đưa ra thị trường, nhưng e ngại không biết sản phẩm của mình có xâm phạm sáng chế đã được bảo hộ hay không. Tất nhiên, dù trong bối cảnh nào, dù bạn là chủ bằng sáng chế, hay nhà sản xuất sản phẩm chưa được bảo hộ sáng chế, để xác định liệu có hành...

Continue reading

 “Sử dụng hợp lý” tác phẩm hay “xâm phạm quyền tác giả”? Ranh giới cần phân định

Tải về Sử dụng hợp lý (fair use) tác phẩm của người khác, hay các trường hợp sử dụng tác phẩm không phải xin phép và cũng không phải trả tiền nhuận bút hoặc thù lao, hay các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm bản quyền là nội dung được thiết lập trong pháp luật về sở hữu trí tuệ (SHTT) của nhiều nước, theo đó, cho phép bên thứ ba sử dụng tác phẩm có bản quyền của người khác mà không cần phải xin phép trong một số trường hợp nhất định. Nhưng cần nhớ rằng để được...

Continue reading

Đầu cơ nhãn hiệu – xu hướng báo động cho các doanh nghiệp tại Việt Nam

Tải về Mất nhãn hiệu là mất quyền tiếp cận thị trường. Sản phẩm chính hãng được sản xuất bởi chủ nhãn hiệu đích thực lại có thể trở thành “hàng giả” nếu nhãn hiệu bị đối thủ cạnh tranh đăng ký chiếm giữ. Các chủ thể đầu cơ nhãn hiệu trái phép thậm chí còn sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký làm công cụ pháp lý để tấn công lại chủ nhãn hiệu đích thực. Vụ việc dưới đây là ví dụ điển hình, dù đã xảy ra khá lâu, nhưng còn nguyên giá trị thực tiễn và là...

Continue reading

Hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ sáng chế tại Việt Nam như thế nào?

[vc_row triangle_shape="no"][vc_column][vc_column_text]Tải về 1. Giới thiệu Bằng sáng chế là một trong những vũ khí “sống còn” đối với các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) để giành được thế độc tôn trên thị trường đối với các sản phẩm được bảo hộ sáng chế. Bằng sáng chế trao cho chủ sở hữu quyền độc quyền thương mại hóa sản phẩm, quyền li-xăng sáng chế cho bên thứ ba để thu hồi vốn đầu tư, quyền ngăn chặn đối thủ cạnh tranh xâm phạm độc quyền sáng chế. Chính bởi lợi thế cạnh tranh rất lớn mà sáng chế mang...

Continue reading

6 lợi ích khi đăng ký bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam – Tại sao tác phẩm nên được đăng ký với Cục Bản quyền Tác giả Việt Nam?

  Để phù hợp với Công ước Berne, Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) của Việt Nam cũng quy định tại Điều 6.1 rằng “Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký”. Quy định này cho thấy việc đăng ký quyền tác giả không phải là điều kiện tiên quyết để được bảo hộ quyền tác giả...

Continue reading

Tại sao nên đăng ký nhãn hiệu và bao bì sản phẩm dưới dạng quyền tác giả tại Việt Nam?

Bất ngờ, ngỡ ngàng, ngơ ngác đến lo sợ và cho rằng mọi cánh cửa đã khép lại là trạng thái phổ biến mà không ít chủ nhãn hiệu nước ngoài rơi vào khi phát hiện nhãn hiệu, thậm chí kiểu dáng bao bì sản phẩm của họ bị bên thứ ba tại Việt Nam nộp đơn đăng ký dưới dạng Nhãn hiệu hoặc Kiểu dáng Công nghiệp (KDCN) tại Việt Nam. Và nghiêm trọng hơn, nguy cơ đổ vỡ chiến lược kinh doanh đã hiện hữu khi trên thị trường có sự xuất hiện của hàng hóa có bao...

Continue reading

Tách đơn đăng ký sáng chế tại Việt Nam – Những điều bạn cần biết?

Download I. Tổng quan về tách Đơn đăng ký Sáng chế tại Việt Nam 1. Định nghĩa Tách đơn sáng chế không được định nghĩa trong Luật SHTT Việt Nam. Tuy nhiên, thủ tục tách đơn có thể được hiểu đơn giản là từ đơn đăng ký ban đầu, chủ đơn chủ động tách hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu Trí tuệ (Cục SHTT), đơn sẽ tách một hoặc một số giải pháp kỹ thuật trong đơn đăng ký sáng chế sang một hoặc nhiều đơn mới, gọi là đơn tách. 2. Số lượng đơn tách không giới hạn Luật SHTT Việt Nam...

Continue reading